Hiểm nguy từ Mic của dịch vụ Karaoke công cộng mà bạn chưa biết

Karaoke là một dịch vụ giải trí rất phổ biến với chúng ta. “Đi hát karaoke” là câu nói quen thuộc sau những bữa tiệc tùng hay khi tâm trạng vui vẻ, buồn bã đều cùng nhau đi ca; có thể nói là một hình thức thư giãn khá hiệu quả và gắn kết tình cảm mọi người với nhau.

 
Tuy nhiên, khi những chiếc mic karaoke được truyền từ tay người này sang người khác có ai lường trước được những nguy hiểm về sức khỏe khi sử dụng nó? Nhiều người không biết được rằng tình trạng thiếu vệ sinh ở micro ở các quán karaoke khiến nó trở thành "ổ vi khuẩn" có thể gây bệnh cho những người đi hát.
 

1. Bạn cho rằng những chiếc mic karaoke công cộng sẽ được vệ sinh sau một lượt khách sử dụng hay sau một ngày hoạt động?

 
Câu trả lời là gần như không.
 
Nhiều địa điểm phục vụ hát karaoke đã sử dụng những biện pháp như xịt nước hoa khử mùi, lau dọn nhanh chóng để có thể tiếp đón một nhóm khách vào hát khác. Có thể ngay lúc đầu vào, khách hàng sẽ cảm thấy phòng hát đã được dọn dẹp cẩn thận, cảm thấy sạch sẽ, nhiều quán hát karaoke chỉ quan tâm tới việc quét dọn và lau sạch bàn ghế, kèm theo đó là sửa sang chú trọng hình thức bên ngoài của quán, còn việc vệ sinh các thiết bị phòng hát như loa, amply, micro thì bị coi nhẹ. “Bạn đồng hành” của người hát karaoke là chiếc micro - một ổ vi khuẩn thì dường như không mấy khi được vệ sinh.
 
micro-karaoke
 
Đây là tình trạng chung không chỉ của các quán karaoke mà còn của chính bạn nếu không biết rõ tầm quan trọng của vấn đề vệ sinh. Đối với gia đình bạn, tần suất hát karaoke có lẽ ít hơn rất nhiều so với quán nhưng cũng chính điều đó làm bạn có tâm lý “có hát mấy đâu mà phải vệ sinh” dẫn đến nhiều nguy hại. Đối với những quán kinh doanh karaoke việc vệ sinh micro là điều hiếm xảy ra. Bởi lẽ họ kinh doanh karaoke liên tục. Hết top khách này rồi tới top khách khác đến tận khuya. Nhân viên ở đây chỉ dọn dẹp qua loa phòng karaoke, không thể nào mà lau chùi vệ sinh mọi thứ sau mỗi đợt khách đi, khách đến.. Vệ sinh micro cũng chỉ thỉnh thoảng và sơ sài. Khi bạn đến 100 nhà hàng karaoke chắc chắn không có nhà hàng nào quan tâm đến vệ sinh đến thiết bị micro. Do đó, việc vệ sinh micro chỉ được thực hiện khi micro rơi xuống sàn nhà hoặc để chung với thức ăn của khách và cũng chỉ lau sơ qua bên ngoài thôi
 

Sử dụng xịt nước hoa như một công cụ vệ sinh đa năng

 

Đây là vấn đề thực tế thường thấy ở các quán karaoke. Khi mà thời gian dọn dẹp phòng không có. Nước hoa xịt phòng được nâng tầm lên làm dụng cụ dọn phòng vạn năng. Khử mùi đặc trưng của phòng karaoke, tạo cảm giác sạch sẽ. Nhưng dù là mùi hương có thơm đến mức nào cũng không thể khử hết được mùi của phòng karaoke, cũng như không thể diệt được một ổ Vi Khuẩn có ở trong phòng hát karaoke nói chung hay là micro karaoke nói riêng.
 

2. Bạn sẽ bất ngờ với tình trạng “sức khỏe” của mấy “em” mic karaoke công cộng khi chúng được “khám” đấy!

 
Viện Pasteur TP HCM đã phân tích 3 mẫu micro từ 2 cơ sở dịch vụ giải trí karaoke gia đình. Kết quả xét nghiệm phát hiện một mẫu micro nhiễm nấm men lên tới 41.000 con, hai mẫu còn lại có sự hiện diện của khuẩn Staphylococcus aureus - dòng khuẩn độc tính. Khuẩn staphylococcus aureus là vi khuẩn gây nhiễm trùng cơ hội lây bệnh nguy hiểm, dễ lây lan khi sức đề kháng cơ thể yếu. Cơ chế gây bệnh của khuẩn là có khả năng làm ngưng kết huyết tương kết cụm lại thành mụn mủ, khi gặp da bị xước khuẩn này làm mủ gây nhiễm trùng trên da, qua đường miệng gây viêm loét miệng, loét họng.
 
micro-karaoke
 
Chúng hiện diện cả trong thức ăn nhiễm khuẩn, khi người ăn nhiễm khuẩn này, nó tồn tại trong khoang miệng qua tuyến nước bọt, văng ra micro, đây là nơi lý tưởng cho chúng phát triển và truyền nhiễm từ người sang người qua đường hô hấp. Những người mang dòng vi khuẩn độc này mặc dù bản thân họ không có những biểu hiện lâm sàng, nhưng ủ bệnh cho tới khi có điều kiện bùng phát thành dịch. Nấm men cũng là tác nhân gây bệnh nhiễm trùng cơ hội. Còn các micro loại cầm tay có phần thu âm được che chắn bên ngoài bằng lưới kim loại hoặc nhựa tổng hợp. Lưới này có những lỗ nhỏ sắp xếp cách đều nhau để cho âm thanh truyền qua. Ngoài ra, micro còn có các lớp mút mỏng bao bọc giúp cho sóng âm tác động đồng đều vào bao vỏ và làm giảm nhiễu hơi gió. Với cấu tạo như vậy, khi người sử dụng micro phát âm thanh, nước bọt bắn ra sẽ bám vào lưới và lớp mút. Nếu như không được vệ sinh thường xuyên vô tình lớp mút và lưới kim loại kia trở thành ổ vi khuẩn gây bệnh.
 
Thử nghĩ xem, khi con người cất cao giọng hát cùng lúc đó bao nhiêu vi khuẩn di chuyển qua lại từ người đến mic và ngược lại. Đôi khi nước bọt của người khác sẽ bắn vào đầu mic, bạn là người tiếp theo sử dụng nó, vô tình chạm môi vào mic. Tôi không muốn tưởng tượng thêm nữa vì những dòng dưới đây khiến tôi không muốn đi hát karaoke công cộng vào lần tới.
 

3. Với tình trạng “ở bẩn” thành thói của mic karaoke công cộng, những người có nhu cầu đi hát thường xuyên có khả năng bị lây bệnh của những người đã sử dụng chung mic.

 

Nhiều nhà chuyên môn cho rằng, những phòng hát karaoke hiện nay được xây dựng và thiết kế đặc biệt, nhưng lại đang nuôi một lượng vi khuẩn nấm mốc trong không khí. Những người có sức đề kháng yếu có thể bị nhiễm những bệnh về đường hô hấp.
 
Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 20% dân số bị nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus. Biểu hiện khi bị nhiễm loại vi khuẩn này là da bị đau, sưng tấy đỏ, đi kèm với chảy mủ, nguy hiểm hơn nếu bị xâm nhập vào máu có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết. Loại vi khuẩn này rất dễ lây lan từ người này sang chiếc mic và đến người cầm mic tiếp theo và gây ra nhiều chứng bệnh nhiễm trùng da của chúng ta.  Đây mới chỉ là kết quả xét nghiệm với một mẫu, nếu xét nghiệm trên diện rộng có thể còn phát hiện nhiều loại khuẩn gây bệnh khác nữa.
 
Bệnh cảm hay ho cũng có khả năng lây rất nhanh nếu dùng chung mic với người bị bệnh.
 
Vì không thể vệ sinh mic một cách cẩn thận nên nhân viên sử dụng các loại hóa chất để khử mùi mà họ không biết khi khách hít vào trong quá trình sử dụng, tích tụ sau thời dài dễ gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp, dị ứng, viêm nhiễm cho con người.
 

4. Hiểm họa Mic karaoke không dây giá rẻ

 

Trong một không gian rất nhỏ, có nhiều chi tiết phức tạp, quá trình hoạt động hoặc nạp điện hệ thống sẽ khiến mic bị nóng lên, nếu không tỏa nhiệt tốt rất có khả năng phát nổ. Nếu khi nạp điện các chỗ tiếp xúc và mối nối không tốt, dòng nạp tăng đột ngột hoặc thời gian nạp quá lâu, điện áp dòng nạp vượt định mức... cũng là nguyên nhân làm nóng thiết bị có thể gây ra cháy nổ. Chưa kể thiết bị kém chất lượng không rõ nguồn gốc, thiết bị làm nhái… Loại phát nổ này cũng do thiết bị quá nóng giống hiện tượng phát nổ trong điện thoại di động. Theo như thông tin những vụ nổ trên, nguyên nhân chính là từ việc để sạc quá lâu. Tai nạn bất ngờ rất dễ xảy ra dù không nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng vẫn là một điểm đáng lưu ý, chẳng hạn như khi đang cắm sạc hoặc sử dụng lâu ngày mic bị phát nổ.
 
micro-karaoke
 
Khi sạc cần theo dõi thời gian sạc, sạc đầy pin phải rút ra và nhất là không nên để sạc qua đêm.
 
Rò điện đối với micro có dây
 
Nhiều lý do dẫn đến điện giật khi hát karaoke là do thiết bị kết nối với micro bị hư hỏng, có thể là do chiếc amply karaoke của bạn đã quá cũ, quá hạn sử dụng, nên do đó biến áp của amply cũng hoạt động kém khiến năng lượng điện bị rò rỉ ra bên ngoài gây nhiễm đến micro, và người hứng chịu hậu quả là người dùng micro. Nguyên nhân là do biến áp nguồn cách ly từ 220/240v bị rò...cái này cũng hợp lý thôi vì giá thành một amly bây giờ khá rẻ và do cạnh tranh nên các cơ sở, Cty lắp ráp phải tìm mọi cách giảm chất lượng thiết bị thôi, trong đó có biến áp vì dây nhôm và đồng giờ cũng không rẻ nên chất lượng quấn (cách điện) đồng loại giảm thôi...chứ nhìn biến áp của amply Nhật thì thấy "quá đã" luôn...
 
Nhân viên rất ít khi kiểm tra các micro có hoạt động tốt hay không, nếu để tình trạng micro quá cũ, bị rỉ sét, dễ dẫn đến việc chập mạch và có thể phát nổ.
 

5. Để tránh được những hiểm họa khi sử dụng mic karaoke công cộng tôi xin phép đưa ra cho bạn những gợi ý sau đây:.

 
Thay vì cùng nhau đi hát karaoke ở quán chúng ta có thể đầu tư một dàn karaoke tại nhà, rủ bạn bè về cùng nhau ca hát. Thông thường, đi hát thường kèm theo những chầu nhậu tại quán. Vậy hát ở nhà là một cách rất hay mà còn gần gũi, an toàn và bớt tốn kém. Tuy nhiên, hát tại gia cần điều chỉnh thời gian để không ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của hàng xóm.
 
Hiện nay ngành dịch vụ rất phát triển, ngoài karaoke thì còn hàng tá các dịch vụ giải trí khác, đáp ứng nhu cầu của từng lứa tuổi. So với một không gian tù túng như phòng karaoke, chúng ta cùng nhau tham gia các hoạt động ngoài trời, ăn uống, ca hát cùng nhau ở công viên, phố đi bộ, tổ chức những bữa tiệc gia đình hoặc tại nhà bạn bè,..
 
Sau khi biết được những nguy hiểm đối với sức khỏe đang rình rập khi sử dụng micro karaoke công cộng chắc hẳn mỗi người đều cân nhắc về cuộc hẹn đi hát lần tới. Bạn có quyền lựa chọn , tôi không yêu cầu bạn không được đến các quán karaoke để giải trí vì nó như một món ăn tinh thần của rất nhiều người, nhưng tôi khuyên bạn nên hạn chế đi hát karaoke và thay thế bằng những hoạt động thư giãn khác lành mạnh và bổ ích hơn. Như vậy sẽ khiến sức khỏe của bạn được đảm bảo, không ảnh hưởng đến người thân, giảm nguy cơ truyền bệnh cho người khác.
 
 
Bài viết độc quyền của microkhongday.vn
 
Gửi bình luận của bạn
Captcha
Tin liên quan