06 Bí mật hát Karaoke bằng Micro Không Dây hay nhất

Có khi nào bạn tự hỏi rằng tại sao người ngày có giọng hát hay, tại sao người kia lại có giọng khỏe như vậy? Có lẽ ở đây có điều gì bí ẩn chăng?

 

Một giọng hát hay không chỉ có sẵn trong con người của họ mà yếu tố luyện tập hàng ngày cũng góp phần không nhỏ giúp giọng hát của bạn trở lên hay hơn. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 06 bí mật Karaoke bằng Micro không dây hay nhất. Hy vọng với bài viết này bạn sẽ tự tin hát cho người thân nghe những bài hát mà bạn yêu thích.

 

1. Làm thanh giọng trước khi hát

 

Đầu tiên bạn nên lưu ý uống nhiều nước và hạn chế đồ uống có cồn hay cafe. Ngoài ra bạn cũng nên ăn nhiều loại hoa quả có nhiều nước như dưa hấu, táo, nho... Khi uống nhiều nước sẽ giúp bạn tránh được tình trạng khô cổ họng dẫn đến không hát được. Cách hát karaoke hay bằng Micro không dây phải kể đến đó là không nên hút thuốc bởi nó làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng và làm ảnh hưởng trực tiếp đến giọng hát của bạn.

 

Chỉ nên uống nước lọc, và tốt nhất là dùng nước ấm, lưu ý không uống nước lạnh. Bạn có thể áp dụng một số cách làm thanh giọng trước khi hát như ngậm chanh. Để giữa giọng hát luôn được thanh, nên bổ sung thêm nhiều nước, rau xanh và đặc biệt là bổ sung từ 1 đến 2 ly nước hoa quả mỗi ngày.

 

Micro-khong-day

 

Luyện giọng trước khi hát: trước khi hát nên luyện giọng trong vòng 1 đến 2 phút để giọng hát trong trẻo và thanh hơn, không nên bắt đầu ngay với các nốt quá cao hoặc quá trầm, hãy bắt đầu từ những nốt ở giữa và tăng hoặc giảm dần cao độ để “khởi động” hiệu quả hơn.

 

2. Đừng lên hát liên tục quá nhiều

 

Các ca sĩ chuyên nghiệp họ sẽ rất ít khi hát nhiều bài liên tục. Nếu có hát thì những ngày sau họ sẽ nghỉ ngơi. Do vậy cách tốt nhất sau khi hát xong 1 bài bạn nên nghỉ vài phút rồi hát tiếp, trong khi nghỉ ngơi bạn nên nhường mic cho bạn bè hát.

 

3. Không nên gào thét quá sức

 

Bởi nó khiến giọng của bạn sẽ bị khàn, đây là dấu hiệu dây thanh quản cần được nghỉ ngơi. Hãy sử dụng loa khi phải nói lớn.

 

Cách tập để giọng hát của bạn trở nên khỏe hơn.

 

a. Tập lấy hơi

- Khẩu hình hé mở để lấy hơi vừa bằng mũi vừa bằng miệng.

- Lấy hơi sâu vào tận đáy phổi bằng cách hạ hoành cách mô xuống, làm cho bụng và sườn căng ra.

- Đồng thời trương lồng ngực mà vẫn căng bụng để hơi tiếp tục vào đầy cả phần trên của hai lá phổi.

- Nén hơi trong giây lát.

- Rồi thở ra từ từ bằng miệng, điều chế làn hơi sao cho đều.

 

b. Tập xì

-Khẩu hình mở theo âm “i” để lấy hơi như trên.

-Lấy hơi nhanh vào sâu tận đáy phổi (hạ hoành cách mô, bụng hơi căng).

-Và trương lồng ngực để hơi tiếp tục vào phần trên của hai lá phổi.

-Nén hơi trong giây lát.

-Xì hơi ra từ từ nhẹ nhàng, bằng cách đặt đầu lưỡi đụng giữa hai hàm răng khít. Điều chế làn hơi ra thật đều với tiếng xì nhẹ nhẹ từ 30 giây trở lên. Khi thấy gần hết hơi, thì xì thật mạnh một cái cuối cùng bằng cách ép bụng vào để đẩy hơi ra cho mạnh.

 

c. Tập thổi bụi

Cách chuẩn bị giống như tập xì : Sau khi nén hơi, thì môi chúm lại và cho hơi ra giống như ta thổi bụi trên bàn.

 

Chú ý: thổi hơi ra thật nhẹ nhàng và đều đặn, dùng bàn tay, đặt cách miệng một gang, để kiểm tra xem làn hơi ra có đều không. Làn hơi ra cho cảm giác mát ở tay. Lấy hơi một lần có thể “thổi bụi” trên 45 giây, nếu được càng lâu càng tốt.

 

Khi đã quen với thổi bụi đều đặn, nhẹ nhàng thì sẽ tập “thổi giấy”, cầm tờ giấy cách xa miệng 20 – 30 cm và thổi vào một góc giấy, gắng điều chế làn hơi sao cho tờ giấy luôn luôn giữ một vị trí cố định nào đó. Lúc đầu thổi nhẹ, càng ngày càng tập để thổi cho tờ giấy nâng cao góc hơn.

 

Bạn nên tham khảo dòng Micro khong day nó giúp bạn có âm thanh hay hơn và để bạn tự tin và thoải mái hơn khi hát

 

Một số phương pháp hít thở

Trong sinh hoạt bình thường, con người thở một cách tự nhiên với sự tham gia của lồng ngực và hoành cách mô. Trong ca hát, chúng ta cũng thở nhưng với sự tham gia chủ động và tích cực hơn của các cơ năng đó. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kỹ thuật hơi thở, người ta đúc kết lại một số kiểu thở, tuỳ theo người ta nhấn mạnh đến sự tham gia của ngực hay của hoành cách mô hoặc cả ngực cả hoành cách mô.

 

  • Kiểu thở ngực

Chỉ có phần ngực trên hoạt động tích cực, nên hơi vào ít, có thể dùng để hát những bài hát nhẹ nhàng, không có cao trào, câu nhạc ngắn.

 

  • Kiểu thở bụng

Chỉ có bụng phình ra do hoành cách mô hạ xuống, các cơ bụng dưới hoạt động tích cực hỗå trợ cho hoành cách mô

 

  • Kiểu thở bụng kết hợp với ngực

Hoành cách mô hạ xuống (làm bụng hơi phình ra), các xương sườn cụt giương lên, ngực dưới căng ra, trong lúc ngực trên trương lên. Các hoạt động này kế tiếp nhau rất nhanh theo thứ tự : Hoành cách mô (bụng trên) + xương sườn cụt + ngực dưới + ngực trên. Nói cho gọn lại, gồm hai động tác : phình bụng (do hoành cách mô hạ xuống và sườn giương lên) và trương lồng ngực (ngực dưới căng ra, giữ nguyên độ căng và chuyển lên ngực trên). Lấy hơi theo thứ tự đó thì làn hơi vào sâu đáy phổi, vừa lan toả ra đều khắp hai bên trái và phải, lượng hơi vào được tối đa.

 

Micro-khong-day

 

Trong hơi thở bình thường, cũng như hơi thở thanh nhạc, ta thấy có hai động tác ngược chiều nhau, đó là hít vào và thở ra. Trong ca hát bằng Micro không dây, phải tập để hít hơi vào (còn gọi là lấy hơi) làm sao cho đủ lượng hơi cần thiết cho từng câu hát dài ngắn, mạnh nhẹ, cao thấp khác nhau. Đồng thời cũng phải tập thở ra (còn gọi là đẩy hơi) sao cho làn hơi được phù hợp với mọi tình huống của câu hát. Nói cách khác là tập điều chế hơi thở cho tốt, tuỳ theo sắc thái cường độ, cao độ, trường độ của âm thanh. Sau đây là một số yêu cầu chung cho hai hoạt động nói trên :

 

Lấy hơi (hít hơi)

- Cần phải nhẹ nhàng và hít vào mau lẹ bằng mũi và bằng miệng (như vậy làn hơi mới vào sâu trong phổi được)

- Nén hơi vài giây trước khi hát và cố gắng giữ lồng ngực căng trong suốt câu hát.

 

Đẩy hơi (điều chế làn hơi)

- Đưa hơi thở ra chính xác cùng lúc với hoạt động của thanh đới, không sớm, không muộn. Nếu sớm quá (sur la glotte) âm thanh nghe cứng cỏi vì thanh đới căng ra trước khi làn hơi tới. Nếu muộn quá (sur le souffle), âm thanh nghe không rõ, mà lại tốn hơi, vì làn hơi ra trước khi thanh đới rung.

- Đưa hơi ra đều đặn, không đứt quãng, không quá căng. Khi phải hát những bước nhảy (từ quãng 4 trở lên), nên có tác động ép bụng cách mềm mại để âm thanh phát ra đúng cao độ và âm vang đầy đặn. Tạo cảm giác như điểm tựa của làn hơi ở vùng xương chậu : làn hơi như được đẩy lên nhờ tựa vào vùng xương chậu. Các cơ bụng dưới hơi căng, tạo thành chỗ dựa vững chắc cho làn hơi phóng lên.

 

4.Chọn cho mình một bài hát “tủ”

 

Bài hát đó nên nằm trong âm vực của bạn. Bạn có hát được các nốt cao mà không cần phải “gào” lên không? Còn những nốt thấp thì sao? Hãy chắc rằng bạn có thể nắm bắt được cả giai điệu và nhịp điệu của bài hát nhé! Nghe đi nghe lại nhiều lần bài hát mà bạn chọn làm “bài tủ”. Nghe và lẩm nhẩm hát theo cũng là cách giúp bạn quen với giai điệu.

 

Nếu có thời gian, hãy chép lại lời nhạc, điều đó khiến bạn thuộc lời bài hát nhanh chóng hơn, vì khi đã thuộc lời, bạn sẽ dễ dàng tập trung vào việc điều khiển giọng hát của mình tốt hơn. Đừng chọn một bài hát “khó nhằn” dù bạn rất thích bài hát đó hay chỉ vì “ham muốn” được thể hiện. Thay vào đó, hãy chọn một bài hát quen thuộc mà mọi người đều biết, “khán giả” sẽ dễ hưởng ứng theo và điều đó cũng sẽ dễ dàng cho bạn hơn! Các bài hát vui tươi và có tốc độ nhanh thường sẽ được hưởng ứng nhiều hơn so với các bản nhạc có tiết tấu chậm. Nhưng điều quan trọng là bài hát mà bạn chọn cũng phải là bài hát mà bạn yêu thích.

 

Sự tự tin khi hát một bài hát quen thuộc, sẽ giúp bạn “lấn át” được sự mất bình tĩnh và cảm giác hụt hơi trong khi đang thể hiện mình đó bạn.

 

5. Phát âm

 

Trong giao tiếp hằng ngày, rất nhiều người trong chúng ta thường phát âm không chuẩn, đặc biệt là những ai ở các tỉnh nói giọng địa phương, thì trong ca hát, yêu cầu về phát âm sẽ còn cao hơn nữa, bạn phải uốn nắn từng từ cho tròn trịa, tuyệt đối không được pha lẫn giọng địa phương.

 

Để luyện phát âm tốt hơn, ngoài các bài tập về xướng âm, luyện thanh, bạn có thể nghe và hát theo các bài hát karaoke nhạc vàng, bạn ngạc nhiên ư? Đừng thấy khó hiểu, vì các bài hát nhạc vàng thường có giai điệu chậm, bạn dễ dàng theo dõi khẩu hình và phát âm từng từ của ca sĩ, từ đó biết cách phát âm, để khẩu hình sao cho thật chuẩn, thật giống các ca sĩ chuyên nghiệp.

 

Micro-khong-day

 

6. Cuối cùng 1 điều quan trọng nhất mà bạn nên biết đó là các bộ dàn karaoke giúp bạn hát hay hơn.

 

Hãy xem các mẫu bộ dàn karaoke đó, tôi tin là giọng của bạn sẽ hay hơn đó. Trên thực tế rất ít người quan tâm đến chất lượng bộ dàn karaoke, do vậy trong bài viết này tôi nhấn mạnh ở bí mật Karaoke cuối cùng nhé. Hãy sử dụng những bộ dàn karaoke được căn chỉnh hay nhất, khi đó giọng hát của bạn sẽ được cải thiện hơn, trong đó có Micro không dây. Sử dụng Micro không dây bạn sẽ nhận được những ưu điểm sau trong thời gian hát Karaoke:

 

  • Amply không cần phải đặt gần nơi để micro

  • Dễ dàng di chuyển

  • Âm thanh trung thực

 

Chúng ta vẫn thường nói “hát hay không bằng hay hát!”, câu này rất đúng và có ý khuyên chúng ta hãy tập hát thường xuyên, ca hát sẽ giúp chúng ta thư giãn, giải tỏa mọi căng thẳng của cuộc sống, tuy nhiên, sẽ còn tốt hơn nếu chúng ta vừa “hay hát” mà lại “hát hay”, vậy tại sao không luyện tập bằng một chiếc Micro không dây tiện lợi để có một giọng hát thật hoàn hảo? Đừng trì hoãn nữa mà hãy bắt đầu thực hành ngay hôm nay, ngay bây giờ để có một giọng hát hay, cao, khỏe, để bạn tự tin hơn và tự do thể hiện bản thân mình!

 

Bài viết độc quyền của microkhongday.vn
 
 

 

Gửi bình luận của bạn
Captcha
Tin liên quan