Hướng dẫn 4 cách luyện giọng nói trầm ấm đơn giản ai cũng làm được
Giọng nói trầm ấm mang đến những lợi ích nào cho người sở hữu? Một số cách luyện giọng nói trầm ấm đơn giản có thể tự thực hiện tại nhà?
Một người khi sở hữu giọng nói trầm ấm được cho là có nhiều lợi thế hơn so với người khác trong quá trình giao tiếp. Đúng vậy, chưa cần quan tâm đến nội dung được nhắc đến trong cuộc đối thoại là gì, có quan trọng hay không thì chất giọng chính là vũ khí có khả năng khiến người đối diện phải ưu tiên sự tập trung của họ vào chúng ta. Hiểu được điều đó, microkhongday.vn sẽ mách nước ngay cùng bạn một số cách luyện giọng nói trầm ấm thông qua nội dung sau.
Thế nào là giọng nói trầm ấm?
Giọng nói trầm ấm dễ thu hút người đối diện
Mỗi người thường có một chất giọng khác nhau, chúng được tạo ra bằng những sóng rung khi không khí từ ngoài luồn vào bên trong hai dây thanh. Ngay khi không thể nhìn thấy nhau, thông qua giọng nói chúng ta cũng có thể biết được đối phương là ai.
Theo đó, giọng nói trầm ấm được cho là một trong những chất giọng nổi bật và thu hút nhất. Người có giọng nói trầm ấm thường nói chuyện với cường độ, nhịp độ rất dễ nghe, ấm áp và dễ truyền cảm hứng cho người khác. Trên thực tế, giọng nói của mỗi người có thể thay đổi dựa theo tuổi tác hoặc nhờ vào luyện tập. Bằng chứng dễ thấy là đa phần ca sĩ, nghệ sĩ sẽ cải thiện đáng kể được chất giọng của chính mình nếu thường xuyên rèn luyện.
4 cách luyện giọng nói trầm ấm
Tập cách phát âm
Bí quyết đầu tiên để sở hữu được giọng nói ấm áp và thu hút chính là tập phát âm bằng phần mặt nạ mà cụ thể là thông qua cả khu vực 2 môi và mũi. Bạn có thể tìm hiểu kỹ thuật này chi tiết hơn tại những thông tin bài viết sau. Với cách làm này, âm thanh có được thường rõ, dày và trầm hơn thông thường do người thực hiện có thể dần kiểm soát được độ rung của môi khi nói chuyện. Ngược lại, cần tránh phát âm trực tiếp bằng cuống họng, giọng nói sẽ không có gì đặc trưng và có thể làm đau cuống họng khi nói quá nhiều.
Thổi bong bóng
Cách luyện giọng nói trầm ấm cần có sự kiên nhẫn
Hình ảnh sử dụng một cái ống hút và thổi bong bóng vào ly nước chính là hình ảnh minh họa cho kỹ thuật tập luyện này. Theo một số nghiên cứu của Trung tâm Giọng nói Quốc gia, việc thực hiện kỹ thuật “thổi bong bóng” thường xuyên có thể kích thích cho dây thanh được thả lỏng. Điều này rất có lợi cho việc giảm được độ khàn trong chất giọng, giúp người tập luyện có được chất giọng trong trẻo và rõ ràng hơn.
>>Tham khảo sản phẩm micro cao cấp BBS
Luyện tập cơ hoành
Một trong những cách luyện giọng nói trầm ấm mà bất cứ ai cũng cần thực hiện chính là tập phát âm mỗi ngày thông qua cơ hoành. Mấu chốt của kỹ thuật này là điều khiển hơi thở khi nói chuyện, phải tập làm sao để phản xạ thở bằng bụng trở thành thói quen để có thể kiểm soát được cường độ, nhịp điệu của giọng nói.
Một số người thường áp dụng giải pháp nằm ngửa sau đó đặt sách lên cơ hoành và cố gắng hít thở đều đặn, thông qua việc quan sát sự nâng lên hạ xuống của quyển sách. Chỉ cần luyện tập đều đặn và kiên trì mỗi ngày sẽ mang đến kết quả không ngờ.
Thường xuyên ngâm nga
Có thể dễ dàng cải thiện chất giọng chỉ cần kiên trì
Ngâm nga trong thời gian rảnh rỗi cũng là cách luyện giọng nói trầm ấm hơn dành cho cả nam lẫn nữ. Thông qua ngân ngân một giai điệu sẽ góp phần làm cho giọng nói trầm ấm, dày dặn và cuốn hút hơn. Ngoài ra, người thực hiện cũng có thể thông qua cách tự uốn giọng của chính mình. Cố gắng điều chỉnh giọng nói, tập phát âm theo các kỹ thuật sau đó thu âm tự nghe lại để làm cơ sở điều chỉnh được giọng nói theo ý muốn.
Như vậy, đa phần những cách luyện giọng nói trầm ấm đều không khó, chủ yếu cần có sự kiên nhẫn và chịu khó rèn luyện đều đặn mỗi ngày.
Đọc thêm:
- Hướng dẫn 3 cách khắc phục giọng hát yếu không tốn chi phí ngay tại nhà
- Những bài hát karaoke dễ hát cho nam giọng yếu
- Điểm danh 5 app chỉnh giọng hát được nhiều người sử dụng
- 6 Nguyên nhân khiến micro bị chập chờn và giải pháp khắc phục
- Một số cách thay pin micro không dây cần lưu ý
- Áp dụng cách phá sóng micro karaoke bằng thiết bị chuyên dụng nên hay không?