6 Nguyên nhân khiến micro bị chập chờn và giải pháp khắc phục

Những nguyên nhân nào thường khiến cho micro bị chập chờn trong quá trình sử dụng? Nên chọn những sản phẩm micro như thế nào?

Khi sử dụng các thiết bị micro không dây dù cao cấp hay bình dân hầu như người dùng không thể tránh khỏi những lúc micro bị chập chờn. Vậy nguyên nhân chủ yếu là do đâu và cần làm gì để có thể khắc phục? Hãy để microkhongday.vn giúp bạn giải đáp những thắc mắc và cách khắc phục thông qua nội dung bài viết sau.

Lý do khiến micro bị chập chờn là gì?

Hầu hết các micro không dây đều có thể bị chập chờn thậm chí là mất tín hiệu, gián đoạn tín hiệu khi sử dụng. Đúng vậy, so với các thiết bị micro có dây, micro không dây dù tiện lợi và dễ sử dụng hơn nhưng lại rất dễ gặp phải tình trạng chập chờn. Trong đó các nguyên nhân phổ biến thường bắt đầu từ việc thiết bị không được kết nối trực tiếp thông qua dây nên không chủ động về nguồn điện cũng như khả năng kết nối.

6 nguyên nhân khiến micro bị chập chờn phổ biến

Micro sắp hết pin

Micro khi sắp hết pin sẽ bắt tín hiệu kém hơn bình thường

Tín hiệu của micro sẽ kém dần khi sắp hết pin, do đó, khi phát hiện tín hiệu bắt đầu có dấu hiệu chập chờn hãy thử kiểm tra xem liệu còn bao nhiêu pin để kịp thời sạc bổ sung hoặc thay mới. Đối với pin sạc, nên tránh tình trạng vừa sạc vừa dùng bởi rất dễ gây cháy nổ.

Micro quá cũ

Những thiết bị micro kém chất lượng hoặc đã trải qua thời gian dài được sử dụng thường gặp phải tình trạng mất tín hiệu hoặc tín hiệu chập chờn. Nguyên nhân rất có thể do một số bộ phận nào đó đã bị hư hỏng hoặc rỉ sét bên trong từ quá trình oxy hóa. Để khắc phục, người dùng được khuyên nên làm sạch phần gỉ sét hoặc thay mới để không ảnh hưởng đến quá trình sử dụng.

>>Tham khảo ngay Micro có dây SHURE SM58 LC

Micro bị va đập nhiều lần

Micro bị chập chờn rất có thể là do đã bị rơi rớt hay va chạm nhiều lần trước đó làm ảnh hưởng đến một số bộ phận bên trong như đứt dây nối, hỏng bảng mạch. Trong trường hợp này, tốt hơn hết nên mang thiết bị đến các cửa hàng để nhờ hỗ trợ sửa chữa. Đối với những hư hỏng nặng hoặc micro đã quá cũ, người dùng nên chọn phương án mua mới để tiếp tục sử dụng.

Bị cản tín hiệu

Khi đầu thu tín hiệu gặp phải vật cản như có người đi ngang đầu thu, đầu thu gặp phải vật chắn, đầu thu được đặt tại vị trí không thích hợp,…đều có khả năng cao dẫn tới tình trạng bị chập chờn hoặc mất tín hiệu gây ra nhiều khó chịu cho người sử dụng. Để khắc phục tình trạng trên, người dùng nên chọn lựa vị trí thích hợp để đặt đầu thu. Theo đó, nếu đầu thu được để trong tủ, nên khoét lỗ nhỏ để tín hiệu có thể dễ dàng được tiếp nhận mà không bị cản trở.

Micro bị chập chờn do kém chất lượng

Thiết bị micro bị chập chờn do chất lượng kém

Mua nhầm hàng giả hàng nhái hoặc các sản phẩm micro rẻ tiền sẽ dễ gây ra tình trạng mất tín hiệu bất thường khi đang sử dụng. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi bởi khả năng bắt sóng của những thiết bị kém chất lượng thường không tốt. Bên cạnh đó, micro kém chất lượng thường cũng không đảm bảo tín hiệu âm thanh mượt mà cũng như độ an toàn cho người xem. Người dùng tốt hơn hết nên chọn những sản phẩm chất lượng cao từ những thương hiệu uy tín ngay từ đầu.

Do khoảng cách sử dụng không phù hợp

Nếu micro không dây được mang ra quá xa so với đầu thu cũng sẽ gặp phải tình trạng tín hiệu chập chờn hoặc mất hẳn tín hiệu. Đúng vậy, đa phần các thiết bị micro không dây chỉ đáp ứng được khả năng kết nối trong một phạm vi nhất định. Khi bắt đầu phát hiện tín hiệu chập chờn, hãy nhanh chóng di chuyển lại gần hơn với đầu thu để xem có thể khắc phục được hay không.

Thông qua những nguyên nhân khiến micro bị chập chờn như vừa trình bày tin chắc có thể giúp người sử dụng có thêm nhiều kinh nghiệm để sử dụng thiết bị hiệu quả hơn.

Đọc thêm các bài viết từ microkhongday.vn:

 

Gửi bình luận của bạn
Captcha
Tin liên quan