Bạn có biết củ loa không?

Có một điều mà mọi người nếu không để ý quan tâm thì không ai biết được rằng trong hệ thống nghe nhìn nói riêng và công nghệ nói chúng thì Loa và Micro là hai thiết bị kém phát triển nhất, không muốn nói là chả có gì khác biệt nhiều trong 100 năm trôi qua kể từ khi nó ra đời. Nhưng một điều không thể phủ nhận là số lượng công ty có thể thiết kế ra Loa và Micro là rất ít, các bạn đừng nhầm với công ty sản xuất ứng dụng nhé. Tất nhiên nó là một huyền thoại, là sự đột phá làm thay đổi thế giới của chúng ta.

Hôm nay micro không dây sẽ cùng các bạn tìm hiểu về phần cốt lõi, cơ bản nhất của Loa là phần củ Loa nhé:
Củ loa là bộ phận chuyển đổi năng lượng, nó chuyển từ tín hiệu điền thành chuyển động cơ sau đó thông qua một màng bức xạ thay đổi áp xuất không khí và tạo ra âm thanh. Chức năng là vậy nhưng hiệu xuất làm việc thì quá tệ: các bạn có biết một Loa có độ nhạy là 95dB, tức là ta đưa dòng điện 100W ta sẽ thu được 3W âm thanh còn lại là hao phí… và hầu hết các loa có hiệu xuất là 1%, quá hao phi phải không các bạn.
 
 
 
Cấu tạo của củ Loa chúng ta có thể chia thành ba phần: Khung sườn loa, viền nhún, màng.
 
Đầu tiên là màng: một bộ phận quan trọng nhất là bộ phận hoạt động mà chúng ta có thể thấy rõ nhất, cũng là bộ phận hoạt động nặng nhọc nhất trong thiết bị của Loa. Khi đưa tín hiệu điện vào Loa thì Loa phải di chuyển một khoảng cách nào đó rồi sau đó về lại vị trí cân bằng ban đầu. Độ động của Loa phụ thuộc rất lớn vào khả năng trở lại vị trí cân bằng này của màng. Chất lượng của màng quyết định đến độ bền cùng như  chất lượng âm thanh của loa theo thời gian. Hình dáng cũng như vật liệu khác nhau sẽ cho ra âm thanh khác nhau cũng như tuổi thọ của Loa.
 
Thứ hai là viền nhún: ngày xưa các viền nhún của loa thường làm bằng giấy hoặc vải được xếp gấp lại nhưng nó có một nhược điểm là tương đối cứng điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng âm thanh, ngày nay xu hướng làm viền nhún với chất lượng mềm dẻo và bền là được. Tác dụng của viền nhún là giữ kín hơi và mềm dẻo chứ không phát ra âm thanh. Nếu bạn là người kinh nghiệm thì chỉ cần nhìn viền nhún là có thể biết được chất lượng âm thanh của loa như thế nào…
 
Thứ ba là khung sườn: Dùng để gắn các thành phần của loa lại với nhau, về chất liệu thì có rất nhiều loại như nhôm đúc, sắt dập đôi hoặc là bằng nhựa. Tùy loại là mà phần đằng sau có thể bịt kín hoặc để hở và có thể thiết kế đa dạng tùy theo nhà sản xuất, phần này là phần ghi điểm của rất nhiều nhà sản xuất.
 
 
Cuối cùng là đánh giá chất lượng: Để biết được chất lượng loa thì chúng ta thường lấy tiêu chuẩn là âm thanh phải chính xác, phải trung thực… cái này giống như đánh giá nhạc cụ vậy. Mà các bạn cũng biết rồi đấy một nhạc cụ được thiết kế rất hoàn mỹ nhưng khi sản xuất ra lại không được như kỳ vọng, nhưng có khi tự nhiên lại làm ra một nhạc cụ rất hay đến khi hỏi ngươi làm ra nhạc cụ đó làm thế nào thì họ trả lời có trời mới biết tại sao nó lai hay như vậy. Trường hợp này giống như cây violon của ông nào đó bên Ý hay nhất thế gian ai cũng công nhận và các cây violon khác muốn chiếm ngôi thì cứ đến đó thi thố nhưng cuối cùng cũng chả biết sao nó hay. 
 
Chính vì vậy nếu bạn có một bộ loa hơi cũ và cũng không có giá trị cao nhưng bạn nghe thường xuyên ngày nào cũng 1h đồng hồ, chẳng may gặp ngày thằng hàng xóm phán 1 câu xanh rờn: cặp loa này cổ rồi không đi kịp thời đại, bây giờ có cặp loa hi end hiện đại âm thanh sống động, giá trị là 45 triệu. Có khi nào bạn bán cặp loa cũ và mua cặp loa mới lúc đầu bạn nghe 3h đồng hồ, sau sẽ giảm xuống còn 15phút, có khi đắp chiếu mấy ngày mới nghe 1 lần, đến lúc đó bạn sẽ biết bạn đã bán đi cặp loa hay nhất và phù hợp nhất với bạn.
 
Tốt nhất microkhongday khuyên các bạn đừng nghe ai hết, hãy tự mình cảm thụ đánh giá, đừng bán hay tặng một điều mình thích cho người khác có khi mình thích nhưng họ lại không thích.
 
Gửi bình luận của bạn
Captcha
Tin liên quan