Sức mạnh của loa không dây

Một xu hướng bất di bất dịch mà mọi công nghệ, sản phẩm luôn hướng tới đó là cái đẹp hoàn mỹ, tiện lợi và dễ sử dụng.

Với xu hướng tiện gọn, linh hoạt và chất lượng âm thanh một sản phẩm mới ra đời đáp ứng cho anh em ưa ca hát karaoke cũng như anh em thích thưởng âm nhạc đích thực.  Loa không dây đang được nhiều người chơi lựa chọn cho không gian sống hiện đại.
 
Theo micro không dây thì xu hướng loa không dây nổi lên như là một trong những lựa chọn tối ưu cho các khách hàng khó tính nhất vì nó giúp giải quyết được hai yêu cầu: âm nhạc và mỹ thuật. Với một bộ loa không dây tích hợp sẵn ampli, thậm chí cả DAC, chủ nhân chỉ việc kết nối với nguồn phát là có thể tạo nên một hệ thống nghe nhạc chất lượng.
 
 
Thế mạnh lớn nhất của chơi nhạc không dây là giúp hệ thống gọn gàng hơn, giảm bớt số thiết bị, đặc biệt là dây dẫn cần thiết trong bộ dàn. Một hệ thống loa cầu kỳ, đôi khi cần tới 20-24 dây nguồn, dây tín hiệu… nhưng các hệ thống không dây thì chỉ khoảng 4-6 dây. Cũng nhờ đó mà yêu cầu lắp đặt khá đơn giản, phần nào giảm bớt chi phí, người mới chơi cũng có thể nhanh chóng làm chủ.
 
Mặt khác, các hệ thống không dây thường đa dạng hơn về nguồn nhạc. Người dùng có thể phát từ smartphone, máy tính bảng thông qua Wi-Fi, Bluetooth, hay lấy nhạc từ ổ cứng di động, ổ NAS… chứ không chỉ phụ thuộc vào các đĩa CD truyền thống. Nhờ vậy, kho lưu trữ nhạc trở nên gọn gàng, tiện dụng, khả năng quản lý dễ dàng.
 
Tuy vậy theo micro không dây thì người chơi còn ngại loa không dây, bởi e dè khả năng trình diễn không tốt  cũng như sự đồng bộ giữa các thiết bị, và độ trễ của sản phẩm mới so với những sản phẩm cổ truyền thời đầu. Song với sự tiến bộ của công nghệ thì chất lượng âm thanh đã vượt qua được nhiều rào cản. Các nhà sản xuất loa không dây có xu hướng tích hợp sẵn ampli thiết kế tối ưu vào sản phẩm, nên nhiều trường hợp trình diễn ấn tượng không thua kém, thậm chí nhỉnh hơn các loa có dây cùng phân khúc.
 
Dù thế, các hệ thống loa không dây cũng có một số hạn chế tạo nên chênh lệch về trải nghiệm. Xu hướng mới này chưa được phần lớn nhà sản xuất chấp nhận, mà thường chỉ một số tên tuổi nhạy bén với công nghệ hay các thương hiệu mới mạnh dạn tham gia. Giá thành và số lượng lựa chọn không quá nhiều cũng là rào cản cho loa không dây.
Với việc tối giản thiết bị, trên sân khấu trình diễn chỉ còn lại "nhân vật chính" là cặp loa. Trong khi đó, thiết bị nguồn có thể được đặt khéo léo tại một góc nào đó trong phòng. Tại Việt Nam, nổi lên một số dòng loa nghe nhạc không dây được nhiều người chơi quan tâm như Linn, Bang & Olufsen, Elac hay Dynaudio...
 
Mỗi thương hiệu đều có những thế những thế mạnh riêng, ở phân khúc cao cấp thì Bang & Olufsen và Linn thường được nhắc tới nhiều. Trong khi các sản phẩm dòng BeoLab của nhà sản xuất đến từ Đan Mạch được coi như những thiết bị lifestyle tiêu chuẩn cho các căn hộ hi-end, thì những cặp loa Anh Quốc Akurate của Linn lại được đánh giá hàng đầu về chất lượng âm thanh.
 
 
 
 
Ở phân khúc phổ thông hơn, Dynaudio có phổ sản phẩm rộng với với nhiều tính năng linh hoạt. Loa không dây của Dynaudio hiện gồm 4 dòng: thấp nhất là Excite X14A được tích hợp ampli công suất, cao cấp hơn là dòng XEO với 2 model XEO 4 và XEO 6 cùng các phụ kiện kết nối không dây giúp chơi nhạc đa phòng. Đứng đầu là Focus XD với 3 model 200, 400 và 600, có khả năng chơi nhạc trong những không gian khác nhau, từ 20m2 tới trên 50m2.
Elac cũng góp hai model là EX-403 và EX-407 trong dòng sản phẩm này, với hàng loạt tính năng cân chỉnh loa sao cho có chất lượng trình diễn tối ưu trong mọi không gian. Thương hiệu loa đến từ Đức này có giá bán từ hơn 100 triệu đồng, chưa gồm bộ phát tín hiệu Air-X Base.
 
Chất lượng tái tạo âm thanh của loa không dây đã và đang được nhiều người chơi đánh giá cao. Theo micro, việc sử dụng dòng sản phẩm này còn tối ưu hóa khả năng trình diễn của loa bởi nhà sản xuất cũng chính là những người hiểu cặp loa đó cần gì để có thể "hát" hay nhất.
 
Gửi bình luận của bạn
Captcha
Tin liên quan