Top 10 thuật ngữ về âm thanh thông dụng

Các thuật ngữ liên quan đến âm thanh thật sự nhiều vô số kể, vì thế để trở thành người am hiểu hay có chuyên môn trong âm thanh, bạn đòi hỏi phải hiểu cặn kẽ với các thuật ngữ của nó. Trong bài viết dưới đây microkhongday.vn sẽ gợi ý cho bạn top 10 thuật ngữ về âm thanh phổ biến nhất.

 

Hệ thống âm thanh 2.1:

Hệ thống âm thanh 2.1 sẽ gồm 1 loa vệ tinh nằm bên trái và 1 loa vệ tinh nằm bên phải. Nhìn chung cấu tạo của chúng khá giống với hệ thống âm thanh 2.0, chỉ khác ở chỗ là  có thêm 1 cục SUB, nhằm làm tăng hiệu ứng âm bass được hay và nổi trội hơn. Có thể nói nếu bạn muốn dùng loa cho mục đích nghe nhạc là chủ yếu thì chỉ cần lắp hệ thống âm thanh 2.1 là đủ.

 

Hệ thống âm thanh 5.1:

Hệ thống âm thanh 5.1 sở hữu nhiều bộ loa hơn gồm 5 loa vệ tinh và 1 loa SUB. Các loa vệ tinh sẽ là 1 loa Center, 2 loa Front và 2 loa Surround. Với hệ thống dàn loa quy mô như trên, bạn sẽ thưởng thức được những hiệu ứng âm thanh rất tốt, phục vụ cho nhiều nhu cầu như nghe nhạc, xem phim, chơi game, hát karaoke… 

Tuy nhiên vì có nhiều loa cùng lúc nên bạn cần biết cách lắp đặt, sắp xếp loa phù hợp để dàn âm thanh 5.1 phát huy tối đa chất lượng âm thanh. 

 

Dàn âm thanh 5.1 hứa hẹn sẽ là trợ thủ đắc lực cho nhu cầu giải trí đa dạng của gia đình bạn

 

Hệ thống âm thanh 7.1:

Hệ thống âm thanh 7.1 nhìn chung có cấu tạo gần giống với dàn âm thanh 5.1, chỉ thêm 2 loa surround. Khi đó, âm thanh không còn được truyền phát vào 2 loa surround như trước nữa mà sẽ được truyền thẳng vào 4 kênh surround, điều này đồng nghĩa với việc mang đến cho bạn những trải nghiệm âm thanh vòm rộng và sâu sắc hơn.

 

AAC:

AAC là một dạng định nén âm. Chúng thường được dùng phổ biến ở các trang mua bán nhạc trực tuyến như iTunes Store, Real Music Store,.... Nếu so với những định dạng nén âm khác thì AAC cung cấp khả năng nén cao hơn hẳn lên tới 16 lần.

 

Bộ khuếch đại âm thanh:

Bộ khuếch đại âm thanh là một dạng khuếch đại điện tử từ năng lượng thấp, qua quá trình xử lý chúng sẽ cho ra tín hiệu âm thanh có công suất lớn hơn. Nhờ đó đáp ứng tối đa cho nhu cầu vận hành thiết bị. Thông thường bộ khuếch đại âm thanh sẽ được bố trí ở các nguồn tín hiệu như microphone, DAC, đĩa CD, mạch tách sóng… 

 

Hình ảnh minh họa về một bộ khuếch đại âm thanh trên thị trường hiện nay

 

DAC:

DAC là một thiết bị có khả năng ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh phát ra. Chính vì thế nó có tác động đáng kể tới việc giải mã độ phân giải tối đa của một file âm thanh. Tóm lại việc sử dụng DAC sẽ là giải pháp khôn ngoan giúp quá trình thưởng thức âm thanh trở nên thuận lợi và tuyệt vời hơn. Ngoài ra, bạn nên kết hợp DAC với các yếu tố khác như định dạng âm thanh, AMP, headphone nghe nhạc chất lượng, dây dẫn… để tạo nên chất âm chuẩn xác nhất.

 

Xem thêm: Mua Micro BBS chính hãng, chất lượng cao

Sắm Micro Shure USA chất lượng giá tốt

 

FLAC:

FLAC (Free Lossless Audio Codec) là một loại định dạng có nhiệm vụ nén nhỏ dung lượng của một file âm thanh mà không gây ảnh hưởng nhiều đến lượng tín hiệu vốn có. So với các định dạng phổ biến như MP3, WMA, OGG, MPC, ATRAC, ACC… thì FLAC cho khả năng nén dữ liệu âm thanh lên đến 30% kích thước gốc. 

 

Hertz:

Hertz có ký hiệu Hz. Đây là một đơn vị đo tần số phổ biến trong nhiều lĩnh vực, trong đó có âm nhạc. Hertz được lấy tên theo nhà vật lý học người Đức - Heinrich Rudolf Hertz. Ý nghĩa của đơn vị đo Hertz là cho biết số lần dao động của vật thể trong 1 giây. Cứ 1KHz = 1000Hz, 1MHz = 1000000Hz, 1GHz = 1000000000Hz, 1THz = 1000000000000Hz.

 

Dolby Digital:

Dolby Digital là một công nghệ âm thanh nén cao cấp được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn Dolby Laboratories. Hiện nay Dolby Digital  được sử dụng rộng rãi ở phim điện ảnh, truyền hình HDTV, DVD, đĩa Blu-ray và các dạng game điều khiển. Dolby Digital được chia thành 6 kênh âm thanh riêng biệt gồm 5 kênh loa thường và một kênh siêu trầm. Bên cạnh đó, công nghệ âm thanh nén Dolby Digital còn sở hữu nhiều tên gọi khác là Dolby Digital, DD (DD 2.0, DD 5.1), AC-3 (Audio Codec 3, Advanced Codec 3, Acoustic Coder 3) hay ATSC A/52.

 

Công nghệ âm thanh Dolby Digital được ứng dụng rộng rãi và nhiều nhất ở hệ thống rạp chiếu phim 

 

SPL:

SPL còn được gọi là áp suất âm thanh. Đây là công cụ giúp đo lường độ chênh lệch giữa áp suất cục bộ và áp suất khí quyển gây ra bởi một sóng âm. SPL có đơn vị đo là pascal (ký hiệu: Pa).

 

Xem thêm: Nhạc EDM là gì? Nguồn gốc và đặc điểm nổi bật

Các cách âm phòng karaoke gia đình hiệu quả nhất

 

Trên đây là danh sách 10 thuật ngữ về âm thanh thông dụng, microkhongday.vn hy vọng đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích giúp hiểu rõ hơn về âm thanh nhé.

 

Gửi bình luận của bạn
Captcha
Tin liên quan