Gợi ý các cách luyện giọng hát vọng cổ đơn giản

Vọng cổ được biết đến là thể loại âm nhạc lâu đời của người dân Việt Nam thời xa xưa. Loại âm nhạc này được thành hình từ xứ Huế mộng mơ với nhiều cung bậc biến tấu đa dạng, chịu ảnh hưởng tùy vào từng vùng miền. Vì thế để hiểu rõ hơn về nguồn gốc, cấu trúc và cách luyện giọng hát vọng cổ, microkhongday.vn mời bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé.

 

Cách luyện giọng hát vọng cổ:

Để hát được những bài ca vọng cổ hay, ngoài việc có một chất giọng trời phú cao vút, trầm ấm mượt mà, bạn còn phải luyện tập thường xuyên các kỹ thuật sau đây:

 

→ Kỹ thuật luyện hơi:

Vọng cổ thuộc thể loại âm nhạc khá khó hát, nó đòi hỏi bạn phải có chất giọng dày, trầm ấm, trong đó khả năng lấy hơi dài sẽ là lợi thế giúp bạn thể hiện bài hát tròn vành rõ chữ hơn. Cách luyện hơi dài có thể không khó nếu bạn tập luyện thói quen hít hơi vào bằng mũi đều đặn mỗi ngày.

 

Việc luyện hơi trước khi hát vọng cổ nên được luyện tập đều đặn và tập trung

 

→ Kỹ thuật vào câu hát Vọng cổ:

Để bắt nhịp mượt mà, chuẩn xác vào câu Vọng cổ đầu tiên bạn nên luyện tập kỹ thuật nối gối bài điêu luyện. Khi đó những ca từ mà người khác nghe sẽ không bị gợn đứt mạch truyền cảm.

 

→ Kỹ thuật xuống hò:

Thông thường một câu hát xuống hò thành công sẽ được truyền tải thông qua sự kết hợp hài hòa giữa các kỹ thuật buông hơi, lồng hơi, treo hơi, thả hơi, đâm hơi hoặc dựng hơi. Lúc này sau khi thả câu ra chữ sẽ cứ chạy lên cao vút, rồi thả xuống hò liền mạch, rõ ràng pha chút mượt mà, gây ấn tượng rất lớn. 

 

→ Kỹ thuật bắt đầu hát Vọng cổ không chồng hơi:

Kỹ thuật hát Vọng cổ không chồng hơi được xem là một kỹ thuật cơ bản. Thế nhưng khi ca bản nhạc Vọng cổ đòi hỏi người hát có thể tự tin tạo ra lực hơi vừa đầy vừa mượt để giai điệu bài hát trở nên tự nhiên, nhuần nhuyễn.

 

→ Kỹ thuật lấy hơi, truyền hơi và vận hơi:

Phần lớn các kỹ thuật lấy hơi, truyền hơi và vận hơi được đánh giá cao trong quá trình hát vọng cổ để tạo nên các âm cao, trung, trầm không chỉ tròn rõ nét, mà còn đạt độ vang chuẩn xác. Việc lấy hơi, truyền hơi và vận hơi nên có khả năng dịch chuyển mượt mà từ dòng này sang dòng kia, hơn nữa đảm bảo không đứt hơi để tạo sự tròn vành rõ chữ tuyệt đối.

 

Luyện tập phối hợp các kỹ thuật lấy hơi, truyền hơi và vận hơi có thể giúp ca vọng cổ hay hơn rất nhiều

 

→ Kỹ thuật lòng câu:

Lòng câu là một kỹ thuật đặc biệt có khả năng giúp gợi lên ý nghĩa diễn đạt trong câu nhạc. Nếu biết cách kết hợp đồng điệu giữa ngôn từ trong bài hát và cảm xúc của người hát có thể mang đến một ý nghĩa cảm xúc rất cao khi ca Vọng cổ, cũng như khiến bao con tim lay động và xúc cảm. Tuy nhiên để đạt đến kỹ thuật này đòi hỏi bạn phải bỏ nhiều thời gian khổ luyện, một ý chí quyết tâm và sự trân trọng từng ca từ trong bài hát mới có thể đem đến thành công cao.

 

→ Kỹ thuật kết nối cảm xúc:

Kỹ thuật kết nối cảm xúc giữa người hát và người đàn vọng cổ cần có sự phối hợp ăn ý và nhịp nhàng để đẩy cảm xúc âm nhạc lên cao trào. 

 

Xem thêm: Micro BBS chính hãng

Micro không dây hiện đại, chất lượng cao

 

Cấu trúc một bài vọng cổ như thế nào?

Nhìn chung một bài vọng cổ thường có cấu trúc gồm 3 hoặc 4 câu, thỉnh thoảng sẽ có những bài có tất cả 6 câu. Trong đó, câu 3 có mức độ khá khó nên không có nhiều người dùng. Câu 4 lại tương đồng với câu 1. Chính vì thế, bài hát vọng cổ phổ biến nhất sẽ dùng các câu 1, 2, 4 và 5. Nói chung cách xếp đặt số câu trong một bài vọng cổ tùy vào hứng của tác giả .

 

Trước mỗi câu 1 và câu 4 thường sẽ có phần “Rao” và “Nói lối”. Đối với phần này nó có thể là một đoạn thơ, Hò, Lý nhỏ và chỉ hát chứ không đàn. Sau khi câu 1 và câu 4 kết thúc, người hát sẽ đi xuống Hò, lúc này người nghe mới vỗ tay. Người hát và người đàn sẽ bỏ qua hai nhịp đợi để khán giả vỗ tay, reo hò rồi mới hát và đàn tiếp ( có thể nói đây là phần không bắt buộc nhưng nếu thiếu sẽ khiến bài ca vọng cổ mất đi sự hào hứng ).

 

Mặt khác, trước các câu vọng cổ 2, 3, 5, 6 bạn vẫn có thể bổ sung một số đoạn thơ, hò, lý mang ý nghĩa đặc biệt để tính hấp dẫn cho bài hát vọng cổ. 

Cấu trúc một bài ca vọng cổ khác biệt rất nhiều so với các thể loại âm nhạc khác

 

Xem thêm: Mua loa karaoke loại nào tốt âm thanh chất lượng?

Top 8 bài hát karaoke nhạc buồn giải tỏa tâm trạng

 

Trên đây là tổng hợp các cách luyện giọng hát vọng cổ hiệu quả, hy vọng rằng microkhongday.vn đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và thiết thực nhé.

 
 
Gửi bình luận của bạn
Captcha
Tin liên quan