Hiểu để sử dụng micro không dây trong diễn thuyết và trợ giảng

Micro không dây sử dụng pin, truyền sóng vô tuyến qua các tần số để gửi và nhận. Điều này có nghĩa rằng năng lượng pin mạnh sẽ được sử dụng tốt hơn. Khi pin bắt đầu mất năng lượng, microphone có thể âm thanh lạo xạo hoặc bị bóp méo, đặc biệt là trong quá trình ghi âm. Các chuyên gia khuyên bạn nên thay thế pin sau khi sử dụng ở chương trình dài và trước khi các chương trình mới bắt đầu.

 

Để cài đặt micro không dây, người dùng nên tắt thiết bị phát nhưng bật thiết bị thu trước. Hầu hết các micro không dây hiện nay đều có một thiết lập tự động quét khu vực này và lựa chọn các tần số thích hợp để sử dụng với hệ thống thu phát. Khi tần số được tìm thấy tức khi thiết bị thu đã tìm thấy thiết bị phát (micro), người dùng có thể điều chỉnh âm lượng của thiết bị thu đến mức độ thích hợp với tình hình. Ngoài ra, người dùng có thể đồng bộ bằng nút nhấn trên thiết bị thu và thiết bị phát để chúng có thể nhận tự động với nhau. Nên đọc kỹ sách Hướng dẫn sử dụng Micro không dây để thực hiện được chính xác.

Người dùng nên xem xét các loại khác nhau của micro không dây có sẵn. Các micro cầm tay có tích hợp máy phát xa hơn 100m là tốt nhất cho những ai cần một micro mà họ có thể di chuyển xung quanh thường xuyên. Ngoài ra còn có loại micro với cách truyền dẫn khác có thể gắn trực tiếp vào trang phục, sát cơ thể để thực hiện truyền âm. Thiết bị thu tín hiệu thường cố định, nhưng các micro là thiết bị phát có thể được di chuyển.

 

Micro ve áo cũng là một dạng micro không dây, nó chứa máy phát mạnh hơn cho phép thiết bị nhận âm thanh xa từ microphone, vì vậy để thực hiện một chương trình diễn thuyết, hội nghị, trợ giảng cần phải rảnh tay để minh họa hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể, nhất thiết bạn cũng phải dùng thiết bị micro không dây dạng này để nó giúp bạn thể hiện chương trình một cách chuyên nghiệp và tự do.

 

 

Một số người dùng đã có kinh nghiệm đôi khi mắc phải những vấn đề cơ bản làm âm thanh hay bị mất hẳn đi hoặc đứt khoảng. Điều này thường xảy ra khi truyền và nhận bị di chuyển quá gần nhau, hoặc di chuyển một hoặc cả hai đối tượng thường bị ngăn chặn bởi các thiết bị phát sóng hoặc thiết bị điện tử gây nhiễu khác. Đối tượng phát sóng hoặc điện tử gây nhiễu được đặt xung quanh micro cũng có thể gây ra rớt sóng và các vấn đề với sự biến dạng âm, đặc biệt là khi đối tượng mạnh hơn so với máy phát. Loại bỏ các đối tượng này sẽ giải quyết vấn đề.

 

Micro không dây hoạt động bằng cách sử dụng một trong hai tần số UHF hoặc VHF. UHF thường sử dụng nhiều năng lượng, cho phép nó hoạt động ở một phạm vi lớn hơn so với loại VHF. Nó cũng có ít vấn đề liên quan đến biến dạng từ các đối tượng bên ngoài. Các loại micro VHF thường có một vài vấn đề hơn với sự biến dạng và phạm vi, nhưng có tuổi thọ pin dài hơn. Nếu bạn cần sử dụng ở một khoản cách xa hơn 100m thì nên sử dụng loại tần số UHF sẽ tốt hơn.

 

 

Hy vọng chúng tôi có thể mang được thêm kiến thức trong việc sử dụng hiệu quả micro không dây, micro trợ giảng của Quý khách cùng các bài viết khác tại website này.

microkhongday.vn

 

Xem thêm:

- Cấu tạo của micro .

- Cách chống hú cho micro. 

 

Gửi bình luận của bạn
Captcha
Tin liên quan