Lý do người dùng ngày càng tin dùng micro không dây

Hiện nay, micro không dây dần thay thế micro có dây vì sự tiện lợi trong việc sử dụng. Thể hiện rõ ràng thông qua các quán karaoke công cộng, trong trường học, sự kiện,.. Để nắm rõ hơn chúng ta cùng theo dõi những nội dung dưới đây.

 

SỰ BẤT TIỆN CỦA MICRO CÓ DÂY

 

Karaoke tại nhà hay karaoke công cộng ngày trước phổ biến sử dụng micro gắn dây từ mic đến dàn âm li để thu phát giọng hát của chúng ta. Nó khá bất tiện vì chiều dài dây điện không thể kéo đi quá xa, vướng vào các đồ vật, trong việc di chuyển cũng hay gặp tình trạng ngã vì vấp dây điện của micro.

 

Micro-karaoke

 

Chưa kể đến tình trạng đầu cắm kết nối với micro dễ bị hở, khiến chất lượng giải trí không còn hiệu quả. Đôi khi gây giật điện đối với người sử dụng. Trong quá trình kéo dây hát sẽ làm cho vỏ bọc dây điện bị mài mòn dẫn đến hở dây lõi điện, cũng là nguyên nhân gây giật điện.


Việc sử dụng micro dây khá nguy hiểm đến sức khỏe của người dùng, đặc biệt là gia đình có con nhỏ.


MICRO KHÔNG DÂY CÓ ƯU ĐIỂM GÌ ĐẶC BIỆT

 

Về cấu tạo

 

Nghe tên là ta đã thấy điểm cộng đầu tiên cho micro không dây, giản lượt dây điện vừa tiết kiệm, vừa giảm bớt nguy hiểm rò điện từ dây như micro có dây.


Một bộ micro không dây sẽ có 2 thành phần chính mà bạn cần quan tâm, chú ý đến:


1. Receiver: Bộ nhận tín hiệu radio từ transmitter và chuyển đổi sang thành tín hiệu audio.
2. Transmitter: Bộ phát chuyển đổi tín hiệu âm thanh từ micro sang tín hiệu radio, có 2 loại phổ biến:
• Handheld transmitter: Được tích hợp trong cây microphone mà bạn sử dụng, thường nằm ở đầu hoặc cuối micro, tùy theo hãng sản xuất.
• Body Pack transmitter: Bộ phát đi kèm theo các loại micro cài đầu, cài áo, các loại micro thu nhạc cụ như saxophone, guitar...)

Không chỉ đáp ứng cho nhu cầu thu âm thành tốt các nhà sản xuất còn quan tâm đến hình thức của micro không dây. Một số vỏ micro không dây làm từ nhựa tổng hợp cầm khá nhẹ tay, cũng có một số loại vỏ được làm bằng hợp kim nhôm, có lớp sơn tĩnh điện chắc chắn. Loại nào cũng cho ra sản phẩm với tay cầm chắc chắn và bền, chống sốc và chống va đạp tốt.


Trên tay cầm có thiết kế màn hình led, thể hiện kênh sóng, thời lượng pin sử dụng, cường độ tín hiệu để người sử dụng nắm bắt tình trạng của sản phẩm tốt hơn.


Ngoài ra còn được trang bị khóa bảo vệ mạch can thiệp từ RF.


Về hoạt động

 

So với micro có dây không phải dàn amply nào cũng phù hợp thì micro không dây vượt trội hơn về khoản này. Bất kì loại dàn âm thanh, amply, loa nào cũng có khả năng tương thích tốt, không kén chọn.


Công nghệ tự động điều chỉnh khóa tần số, tự động khóa micro, nhận và điều chỉnh tần số cho  phù hợp với âm thanh giúp dễ dàng khi sử dụng.

 

Micro-khong-day


Micro khong day cho âm thanh chuẩn, âm vực rộng, có tiếng dày, trong trẻo và trung thực. Khả năng chống hú ré tốt hơn micro có dây. Trong quá trình sử dụng không có những tạp âm gây khó chịu.

 

Khả năng bắt âm nhạy, hoạt động xa với khoản cách lên đến 80-90m, những loại cao cấp có thể bắt đến trăm mét (trong điều kiện môi trường chuẩn)

 

Phạm vi ứng dụng rộng và chuyên nghiệp, không lo trùng tần số với các thiết bị phát lân cận.

 

Sử dụng ít năng lượng, pin dùng được 12h, có tính bảo vệ môi trường cao.

 

Cùng một chức năng khuếch đại âm thanh đầu vào của người hoặc vật sử dụng, nhưng cũng giống như nhiều sản phẩm khác, không phải bộ micro nào cũng có "sức mạnh" như nhau mà tùy theo mục đích sản xuất, linh kiện và chất lượng mà mỗi bộ micro không dây sẽ có một chất lượng âm thanh khác nhau.


Micro không dây phù hợp cho cả karaoke gia đình, karaoke công cộng, các trường học, hội nghị hay sân khấu ngoài trời với quỹ mô vừa,…


Bên cạnh đó micro không dây cũng có những hạn chế như  là sử dụng pin nên cần có pin dự trữ, khó sữa chữa khi hư hỏng và dễ mất tín hiệu khi bị vật cản. Tuy nhiên với nhu cầu sử dụng như karaoke gia đình, karaoke dịch vụ, trường học hội nghị thì những nhược điểm trên cũng không quá ảnh hưởng đến quá trình sử dụng nếu chúng ta mua hàng chính hãng để bảo đảm về mặt chất lượng, bảo quản tốt sau khi dùng. Tùy không gian, mục đích sử dụng và túi tiền để lựa chọn loại micro phù hợp.

 

  • Nếu chỉ phục vụ cho nhu cầu hát karaoke cho gia đình hay không gian nhỏ như liên hoan, tiệc tùng... bạn nên chọn loại micro có mức giá vừa phải từ 2 triệu đồng trở lại nhưng chất lượng âm thanh tốt, độ bền cao, sử dụng dài lâu của các hãng danh tiếng như: Shure, Soundking, Sennheiser…

  • Nếu sử dụng micro vào những không gian rộng lớn và quy mô như hội trường, trung tâm hội nghị, nhà hàng tiệc cưới, trên sóng truyền hình... bạn nên chọn các loại micro cao cấp có độ phủ sóng lên đến vài trăm mét, tuy nhiên các loại micro này có giá cũng vừa phải không quá đắt phù hợp với túi tiền của bạn.


04 TIÊU CHÍ CHỌN MICRO KHÔNG DÂY 


Việc chọn micro không dây không hề khó như việc chọn người mà bạn sẽ yêu, bởi chỉ cần bạn nắm bắt được một số tiêu chí cơ bản mà tôi gợi ý. Bạn nhất định sẽ chọn được bộ micro không dây chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân và gia đình.


1. Tần số của micro không dây

Thông số này quan trọng nhất của khi chọn micro hát karaoke không dây. Bởi ngày nay công nghệ ngày phát triển nhanh, chính vì vậy tần số được sử dụng cho mic karaoke không dây cũng dần được cải thiện về chất lượng, các tần số AM, VHF, UHF, lò vi sóng, tia hồng ngoại là những tần số được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Do vậy nếu bạn là người nắm bắt rõ các thông số kỹ thuật thì bạn sẽ không phải cứng nhắc trong chuyện lựa chọn mic không dây sử dụng UHF hay VHF. Tuy nhiên nếu bạn là người không chuyên, thì các bạn chỉ cần hiểu đơn giản đó là VHF có phạm vi thu sóng nhỏ hơn UHF chính vì thế, nếu bạn cần mua loại micro hát karaoke sử dụng trong một không gian lớn, bạn phải dùng tới loại mic hát UHF đồng thời nó cũng ít bị nhiễu sóng.


2. Lựa chọn micro không dây dựa vào pin

Pin là nguồn năng lượng duy trì hoạt động của bất cứ một thiết bị nào chứ không riêng gì micro không dây. Tuy nhiên, với thiết bị này dung lượng của pin có vai trò đặc biệt quan trọng. Bạn sẽ rất bực mình khi đang hát mà micro bỗng nhiên không hoạt động được vì hết pin. Bạn cũng sẽ rất bực mình vì liên tục phải thay pin cho micro. Chính vì thế, bạn nên lựa chọn micro hát karaoke không dây có thời gian sử dụng pin lớn có khả năng lên tới hơn 10 tiếng đó là loại mic không dây sử dụng hai pin AA.

 

3. Nên lưu ý độ nhạy của micro không dây

Độ nhạy của micro không dây đó chính là sự ghi nhận âm thanh từ người hát và sự truyền tín hiệu âm thanh tới amply theo các hướng khác nhau. Micro không dây mà không có độ nhạy cao thì chắc chắn không thể thu hết được những tín hiệu âm thanh của người hát. Nó cũng đồng nghĩa với việc không đảm bảo khiến cho giọng hát của bạn sáng rõ và trung thực. Cho nên việc lựa chọn một micro không dây cũng là gắn liền với việc xem xét đến bộ lọc tiếng của micro không dây. Bộ lọc tiếng phải đảm bảo thu âm thanh tốt, hạn chế tạp âm để đảm bảo chất lượng âm thanh ở mức hoàn hảo nhất


4. Micro không dây phù hợp với mọi dàn âm thanh

Một lời khuyên khác để chọn lựa micro không dây tốt nhất cho dàn karaoke gia đình đó là mua micro đi kèm bộ dàn. Vì ở các địa chỉ cung cấp thiết bị âm thanh thường có những bộ dàn karaoke gia đình được phối ghép sẵn. Ở các bộ dàn này, các thiết bị đã được nghiên cứu rất kỹ trước khi phối ghép chúng với nhau. Cho nên, chất lượng âm thanh bao giờ cũng ở mức cao nhất. Ngoài ra, với những bộ dàn này, sẽ rất thuận tiện cho bạn trong việc kiểm tra song song cả dàn karaoke và micro hát. Từ đó, bạn sẽ có đánh giá, cảm nhận riêng của mình về chất lượng âm thanh của cả dàn nói chung và chất lượng của micro không dây nói riêng.

 

Micro-khong-day


Một lưu ý nho nhỏ là nếu bạn không có nhiều hiểu biết về các thiết bị âm thanh thì không nên tự mình chọn lựa các thiết bị. Vì cho dù có khả năng cảm nhận âm thanh tốt thì cũng không có gì đảm bảo bạn sẽ phối ghép chúng một cách chuẩn nhất để chất lượng âm thanh hoàn hảo nhất. Không những thế, nếu như mua micro riêng lẻ, bạn sẽ không thể xác định chính xác tín hiệu micro bắt được có toàn vẹn không, đường truyền có bị hao mòn không. Và còn rất nhiều vấn đề nảy sinh khác mà bạn chưa lường trước được.

 

CÁCH BẢO QUẢN MICRO KHÔNG DÂY KHÁ DỄ DÀNG

 

- Sử dụng cồn ý tế để vệ sinh micro sau mỗi lần sử dụng.

- Sử dụng đầu bọc micro để ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, tuy nhiên không nên sử dụng một đầu bọc quá lâu vì trên đó đã tích tụ khá nhiều vi khuẩn.
- Thường xuyên vệ sinh múi vải bên trong đầu mic bằng cách xoáy tháo đầu mic và vệ sinh để loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa sự phát triển của chúng.
- Sau khi sử dụng cất vào hộp để hạn chế va đập và bảo quản tốt hơn.
- Nhớ tháo pin ra khỏi tay micro, sau mỗi lần sử dụng. Điều này sẽ giúp cho micro không dây của bạn bền bỉ hơn do nguồn điện được ngắt hẵn, không gây chập cháy hay vẫn hành tĩnh lúc micro ở chế độ chờ.


Giá của một chiếc micro không dây chất lượng hiện nay tầm 1.500.000 trở lên. Để sử dụng lâu dài hay phục vụ cho công việc thì không quá đắt mà chất lượng được bảo đảm. Trên thị trường có rất nhiều địa chỉ chuyên cung cấp micro không dây phù hợp về giá tiền và chất lượng sản phẩm. Các nhà bán hàng uy tín luôn đưa ra các dịch vụ bảo hành và hậu mãi rất tốt dành cho khách hàng. Vì vậy, khi mua sản phẩm micro không dây bạn cũng nên quan tâm tới vấn đề này vì chế độ bảo hành cũng là một cơ sở để đánh giá về chất lượng sản phẩm.


Lưu ý: Hiện nay vì sự phổ biến của micro không dây nên những người ham lợi đã sản xuất ra những micro kém chất lượng với giá rẻ để hút người mua. Đặc biệt là loại micro không dùng pin mà sử dụng điện để sạc. Mẫu mã đẹp, bắt mắt, thời gian đầu sử dụng rất tốt nhưng nguy cơ cháy nổ sau một thời gian rất. Đã xuất hiện nhiều trường hợp, đang sạc micro bỗng dưng phát nổ, rất may là chưa có thiệt hại về người và của. Nhưng đây cũng là lời cảnh tỉnh cho người sử dụng, đừng vì ham rẻ mà mang về nhà những hiểm họa không ngờ cho sau này.


Nói tóm lại, micro không dây là sản phẩm nhỏ gọn, dễ sử dụng, giá cả dao động theo mục đích sử dụng, âm thanh được xử lý tốt hơn, mang đến trải nghiệm tốt hơn. Vì vậy micro không dây nhận được nhiều sự lựa chọn của khách hàng.

 

Bài viết có bản quyền của Microkhongday.vn


 

Gửi bình luận của bạn
Captcha
Tin liên quan