Nhạc giao hưởng là gì? Nguồn gốc và các bộ nhạc cụ phải có

Phải có lý do mà nhạc giao hưởng mới được xem là “nữ hoàng của vương quốc âm nhạc” Nhạc giao hưởng thường được biểu diễn tại các phòng hòa nhạc lớn và là sự kết hợp của nhiều loại nhạc cụ. Vậy nhạc giao hưởng là gì, nguồn gốc của nó như thế nào? Cùng microkhongday.vn tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

 

Nhạc giao hưởng là gì?

Thuật ngữ Symphonic music hay còn gọi là nhạc giao hưởng, đây là tên bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp mang ý nghĩa là hòa hợp âm hưởng. Nội hàm của nó vốn để chỉ những tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng biểu diễn và được trình bày trong một phòng hòa nhạc lớn. 

 

Nhìn chung, nhạc giao hưởng là sự kết hợp của đa dạng các loại nhạc cụ nhưng mỗi loại nhạc cụ đều mang một âm sắc khác biệt. Do đó khi thưởng thức nhạc giao hưởng, với cách kết hợp và hòa lẫn nhiều âm sắc của các loại nhạc cụ, người nghe sẽ cảm nhận được vẻ phong phú muôn màu, muôn vẻ của bản nhạc. 

 

Trong nhạc giao hưởng còn phân chia thành nhiều thể loại khác, chẳng hạn như: liên khúc giao hưởng, tổ khúc giao hưởng, côngxectô, ouverture, thơ giao hưởng, rhapsodie hay fantaisie giao hưởng…

 

Nhạc giao hưởng rất kén người nghe và thấu hiểu

 

Nhạc trưởng - người quan trọng lèo lái dàn nhạc giao hưởng:

Có thể thấy rằng trong các buổi biểu diễn nhạc giao đều không thể thiếu một người nhạc trưởng. Người này có nhiệm vụ vô cùng quan trọng quyết định đến độ thành công của một tác phẩm. Vai trò của nhạc trưởng là chỉ huy dàn nhạc, giữ vững nhịp độ và điều tiết các bè nhạc cụ sao cho hài hòa và thống nhất, như vậy mới truyền cảm xúc đến khán giả được.  

 

Lúc đầu vào giai đoạn chuẩn bị, người nhạc trưởng sẽ tự làm những việc mang tính cá nhân. Ví dụ như ghi nhớ, tiếp nhận bản nhạc, ghi nhận hòa âm, cũng như bản chất cốt lõi của tác phẩm âm nhạc. Sau khi nắm chắc những yếu tố đó, người nhạc trưởng mới có thể bắt đầu công việc cùng với các nhạc công, đó là chỉ huy trong cả 2 quá trình tập luyện và tổng duyệt. 

 

Ngoài ra, trong suốt quá trình biểu diễn trên sân khấu, người chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ dàn nhạc không ai khác chính là nhạc trưởng. Họ sẽ sử dụng những động tác để các nhạc công có thể hiểu được  để điều chỉnh nhịp độ luôn theo đúng, hay bảo đảm các nhạc cụ đúng trình tự, hay hướng dẫn các sắc thái quan trọng khác sao cho nhạc cụ này có thể biểu đạt mối liên hệ với các nhạc cụ khác…

 

Người nhạc trưởng sẽ sử dụng chiếc đũa chỉ huy có tên nước ngoài là Baton, lúc này họ sẽ dựa theo số chỉ nhịp của bản nhạc để tái hiện các hình nhịp khác nhau. Bên cạnh đó, tay trái của nhạc trưởng vừa đảm nhiệm công việc điều khiển nhịp, vừa có chức năng biểu lộ khả năng cảm nhạc thực thụ của một người chỉ huy. 

 

Trong nhạc giao hưởng, nhạc trường là nhân vật cực kỳ quan trọng nhất

 

Các bộ nhạc cụ cần thiết trong dàn nhạc giao hưởng:

Strings (đàn dây):

Bộ đàn dây có vị trí ngay phía trước nhạc trưởng. Vai trò của nó rất quan trọng, có thể nói là giữ vị trí then chốt trong cả dàn giao hưởng. Phần lớn giai điệu chính mà chúng ta nghe được của tác phẩm là phát ra từ bộ đàn dây này, không những thế nó còn được xem là bộ duy nhất có khả năng đảm nhận được toàn bộ hòa thanh.  

Ngoài ra, các nhạc cụ trong bộ dây này sở hữu kỹ thuật đa dạng, tạo nên một âm sắc hài hòa và có sự liên hệ chặt chẽ với nhau. 

 

Xem thêm: Mua Micro BBS chất lượng cao

Sắm Micro Shure USA nhập khẩu giá tốt

 

Violin:

Violin là nhạc cụ không thể thiếu trong một buổi biểu diễn nhạc giao hưởng. So về mặt kỹ thuật, violin được đánh giá rất cao với khả năng biểu diễn được phong phú nhiều sắc thái, tình cảm. Hơn nữa, với đặc tính âm khu cao nhất, đàn violin còn có thể đảm nhận vai trò giai điệu. Có 2 nhóm violin chính là nhóm violon I và violon II.

→ Nhóm violin I: Chuyên dùng để đi giai điệu với mọi tốc độ. Violin I có vai trò đảm nhiệm giai điệu vô cùng độc lập, vững vàng và được nhận xét tạo ra âm chất thuần nhất. 

→ Nhóm violin II: Chuyên dùng để đi bè hòa âm, mang tính chất phụ họa. Violin II có khả năng kết hợp với các nhạc khí cùng bộ, bao gồm cả violin I, nhiệm vụ chính là để đi các âm hình hòa âm, tiết tấu.

 

Viola:

Viola là loại đàn có thiết kế hình dáng, cấu trúc gần giống với violon, tuy nhiên về kích thước thì viola lớn hơn so với violin. Ngoài ra, có thể áp dụng những kỹ thuật của violon lên viola, thế nhưng độ linh hoạt sẽ không bằng. 

Xét về chức năng trong dàn nhạc, vai trò của violon sẽ nổi bật hơn nhiều viola. Nhiệm vụ chính của viola được xem như là cầu nối giữa violin và violoncelle, có vai trò phụ họa, có khả năng chơi các âm hình.

 

Để chơi được nhạc giao hưởng đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng điệu giữa nhiều loại nhạc cụ khác nhau

 

Cello/Violoncelle:

Violoncelle có kích thước lớn nên thường sử dụng chân chống và đặt đứng khi biểu diễn trên sân khấu. Đàn cello có nhiệm vụ quan trọng tương đương với violon, hơn nữa âm sắc cũng gần giống với violin. Tuy nhiên, ưu điểm nổi bật của Violoncelle là âm sắc trầm phù hợp với giọng hát nam tính, dễ dàng diễn tả cảm xúc sâu sắc và đa dạng kỹ thuật. 

 

Contrabass:

Contrabass là loại khí nhạc dễ dàng nhận thấy trong dàn nhạc bởi vì có kích thước lớn nhất, bên cạnh đó còn có âm thanh trầm nhất trong bộ dây. Nhiệm vụ chính của contrabass là làm bè trầm cho cả dàn nhạc. 

 

Xem thêm: Nhạc Blues là gì? Nguồn gốc, lịch sử phát triển của dòng nhạc Blues

Nhạc EDM là gì? Nguồn gốc và đặc điểm nổi bật

 

Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin thực sự hữu ích cũng như giải đáp thắc mắc cho câu hỏi nhạc giao hưởng là gì, nguồn gốc và các bộ nhạc cụ phải có rồi nhé!

 

 
Gửi bình luận của bạn
Captcha
Tin liên quan