Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Lê Uyên Phương

Nhạc sĩ Lê Uyên Phương với những bài hát về tình yêu và cuộc sống dung dị đầy ám ảnh. Khám phá con đường sự nghiệp và câu chuyện tình của nhạc sĩ trong bài này.

 

Nhạc sĩ Lê Uyên Phương (2/2/1941 – 29/6/1999) là một trong các nhạc sĩ lớn của dòng nhạc tại Sài Gòn, miền Nam Việt Nam trước 1975. Những câu ca của ông nổi tiếng với chất nhạc lãng mạn, những bản tình ca dung dị, kể về những mẩu chuyện trong cuộc sống hàng ngày. Cùng Blog Micro khám phá về con đường sự nghiệp và những bài ca làm nên tên tuổi nhạc sĩ Lê Uyên Phương nhé.

 

Tiểu sử nhạc sĩ Lê Uyên Phương

Ông tên thật là Lê Minh Lập, sinh ra tại Đà Lạt. Trong thời kỳ chiến tranh, giấy tờ bị thất lạc, trong 2 lần làm lại giấy khai sinh, tên của ông bị nhân viên giấy tờ viết nhầm thành Lê Minh Lộc rồi Lê Văn Lộc. Từ đó ông vẫn giữ cái tên Lê Văn Lộc.

Cha của nhạc sĩ Lê Uyên Phương vốn họ Phan, nhưng vì cuộc cách mạng của Phan Bội Châu nên phải đổi thành họ Lê. Mẹ của ông là Công Tôn Nữ Phương Nhi, ông lấy chữ Phương trong tên của mẹ làm tên nghệ danh cho mình. Cùng với chữ Uyên là tên người bạn gái đầu tiên, ông ghép thành nghệ danh Lê Uyên Phương.

 

Vẻ điển trai của nhạc sĩ Lê Uyên Phương lúc trẻ

 

Con đường sáng tác của nhạc sĩ Lê Uyên Phương

Lê Uyên Phương gặp Lâm Phúc Anh tại Đà Lạt, vào năm 1968 2 người kết hôn. Họ đã trở thành đôi tình nhân song ca nổi tiếng. Vì Lâm Phúc Anh không muốn dùng tên thật nên đã lấy nghệ danh là Lê Uyên, cắt từ chữ Lê Uyên Phương. Hai người song ca được gọi Lê Uyên và Phương.

Lê Uyên Phương bắt đầu viết nhạc từ 1960 với “Buồn đến bao giờ” viết tại Pleiku. Vào những năm đầu thập kỷ 1970, từ Đà Lạt vào Sài Gòn, Lê Uyên và Phương đã mang một luồng gió mới đến với tân nhạc. 

Trong những năm khốc liệt nhất của cuộc Chiến tranh Việt Nam, Lê Uyên và Phương, với các ca khúc nồng nàn, khắc khoải đôi khi lại rất triết lý đã được giới trẻ đón nhận rất nồng nhiệt. 

Lê Uyên Phương đã viết nhiều nhạc phẩm nổi tiếng như: “Bài ca hạnh ngộ”, “Còn nắng trên đồi”, “Dạ khúc cho tình nhân”, “Lời gọi chân mây” hay “Vũng lầy của chúng ta”…

Năm 1979, hai vợ chồng Lê Uyên Phương rời khỏi Việt Nam và sang định cư tại nam California, Hoa Kỳ. Họ đã có hai con gái là Lê Uyên Uyên và Lê Uyên My. Sau 15 năm chung sống, khoảng 1984, 1985 cuộc hôn nhân của 2 người tan vỡ.

Ngày 29 tháng 6 năm 1999 tại bệnh viện UCI (University of California, Irvine) nhạc sĩ Lê Uyên Phương mất vì bệnh ung thư phổi.

 

Xem thêm: Con đường sự nghiệp và những mốc son đáng nhớ của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh

 

Dòng nhạc của nhạc sĩ Lê Uyên Phương

Hầu hết những sáng tác của Lê Uyên Phương là viết về cuộc tình của chính họ, về những trăn trở, nhưng lo lắng cho cuộc sống của chính hai người. Các sáng tác của Lê Uyên Phương cấu trúc, khúc thức âm nhạc cũng ảnh hưởng phương Tây nên có chất phiêu diêu, nồng nàn và thiết tha nhưng cũng đầy nức nở, đớn đau và tất cả là nỗi buồn dai dẳng đầy sự ám ảnh.

Điều này cũng thật dễ hiểu bởi cuộc tình của Lê Uyên Phương khá gập ghềnh và trắc trở. Cô học trò Lâm Phúc Anh xinh đẹp con của một gia đình giàu có ở Sài Gòn được gửi lên Đà Lạt học ở trường Tây - Virgo Maria và đã si mê tiếng đàn của thầy giáo dạy Triết học Lê Văn Lộc. 

 

Những bài hát của Lê Uyên Phương đều viết về tình yêu của ông

 

Mặc cho gia đình cấm đoán, để chứng minh tình yêu đích thực, trong sáng dành cho thầy giáo, Lâm Phúc Anh đã từng dùng đến thuốc ngủ để được "chết" vì yêu. Còn thầy giáo cũng bị cuốn theo tiếng gọi của tình yêu, từng bỏ cả giảng đường và âm thầm về Sài Gòn để gặp Lâm Phúc Anh.

Chính thời điểm này, nhạc sĩ đã hiểu rõ được nỗi chia xa khủng khiếp như thế nào và chính thời điểm này một loạt các ca khúc đẹp viết về tình yêu được ra đời như: Chiều phi trường, Không nhìn nhau lần cuối, Lời gọi chân mây, Đưa người tuyệt vọng, Vũng lầy của chúng ta hay Còn nắng trên đồi...

Tình yêu của hai người đã vượt qua tất cả mọi thử thách và mọi rào cản để trở thành cặp vợ chồng nghệ sĩ mang giọng hát và tiếng đàn đến khắp Sài Gòn và Đà Lạt. Hình ảnh chàng nhạc sĩ với mái tóc bồng bềnh với lãng tử chơi ghita sánh đôi với cô ca sĩ có đôi mắt như biển mộng, cả 2 cùng hòa giọng ngọt ngào ấm nồng làm nức nở hàng triệu trái tim yêu nhạc.

 

Các ca khúc nổi tiếng của Lê Uyên Phương

 

Tình ca lãng mạn là chất liệu chính trong dòng nhạc của nhạc sĩ tài hoa này. Những bài hát của ông chủ yếu là những mẩu chuyện nhỏ trong cuộc sống của đôi vợ chồng. Tiêu biểu nhất phải kể đến những bài hát sau:

 

Những bản tình ca lãng mạn của nhạc sĩ Lê Uyên Phương

 

  • Bài Ca Hạnh Ngộ
  • Bên Đồi Lau Xanh
  • Bên Hồ Than Thở
  • Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa
  • Buồn Đến Bao Giờ
  • Chiều Phi Trường
  • Cho Lần Cuối
  • Còn Nắng Trên Đồi
  • Dạ Khúc Cho Tình Nhân
  • Đá Xanh
  • Để Lại Cho Em
  • Đêm Chợ Phiên Mùa Đông
  • Đôi Khi Hạnh Phúc Buồn
  • Đưa Người Tuyệt Vọng
  • Hãy Ngồi Xuống Đây
  • Hết Rồi Những Ngày Vui
  • Khi Xa Sài Gòn
  • Không Nhìn Nhau Lần Cuối
  • Khúc Hát Nhân Tình
  • Kỷ Niệm Trong Chiều
  • Là Giọt Máu Bầm Trong Trái Tim Tôi
  • Loài Hươu Đa Cảm
  • Lời Gọi Chân Mây
  • Máu Biếc Xanh Và Ngực Tối
  • Một Dạ Hội Buồn
  • Một Ngày Vui Mùa Đông
  • Ngồi Lại Trên Đồi
  • Nỗi Buồn Dâng Hiến
  • Ở đây, Thôi Ở Đây Đành
  • Tình khúc Cho Em
  • Tôi Đứng Trên Đồi Mây Trổ Bông
  • Tôi Muốn Tin, Tôi Muốn Yêu Cuộc Đời
  • Trên Da Tình Yêu
  • Uống Nước Bên Bờ Suối
  • Vũng Lầy Của Chúng Ta
  • Yêu Nhau Trong Phận Người

 

Ngoài âm nhạc, nhạc sĩ Lê Uyên Phương còn viết văn và làm thơ: Không Có Mây Trên Thành phố Los Angeles (truyện, tùy bút 1990).

 

Xem thêm: Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và câu chuyện thú vị về nghệ danh bất hủ

 

Bài viết trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến các bạn thông tin về tiểu sử cũng như những bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Lê Uyên Phương. Bên cạnh đó, Micro Không Dây chuyên phân phối các sản phẩm Micro chất lượng nhất, chắp cánh cho tình yêu ca hát của bạn đọc. 

  • Địa chỉ: 194/58 Võ Văn Tần - Quận 3 - TP.HCM

  • Điện thoại: 0908478910

  • Email: sale.vmpt@gmail.com

 

Gửi bình luận của bạn
Captcha
Tin liên quan