Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và câu chuyện thú vị về nghệ danh bất hủ

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 với những bàn tình ca đậm chất riêng đã đi vào sâu trong tâm trí của bao thế hệ. Khám phá câu chuyện thú vị về nhạc sĩ đại tài của Việt Nam nhé.

 

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 được biết đến là một nhạc sĩ nổi tiếng và còn là một nhạc công chơi dương cầm. Các ca khúc của ông sáng tác đã làm nên tên tuổi của nhiều ca sĩ như Khánh Ly, Ánh Tuyết hay Thái Thanh… Khám phá câu chuyện về nghệ danh bất hủ cũng như con đường sự nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Ánh cùng Blog Micro nhé! 

 

Thông tin tiểu sử nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 tên thật là Nguyễn Đình Ánh, sinh vào 1/ 1/1940 tại tỉnh Phan Rang, Việt Nam. Ông là con út trong gia đình khá giả có ba người con. Sau đó gia đình Nguyễn Đình Ánh chuyển đến Nha Trang và năm ông 11 tuổi thì chuyển vào Sài Gòn.

Nguyễn Đình Ánh theo học tại trường Taberd đến năm 1954 rồi lên Đà Lạt, ở nội trú ở trường Yersin cho đến năm 1958. Ông tự tập chơi dương cầm lúc còn nhỏ và trong thời gian học ở Đà Lạt, ông có quen biết với nhạc sĩ Hoàng Nguyên (tác giả của Tà Áo Tím, Ai Lên Xứ Hoa Đào, Sao Em Không Đến …) và được Hoàng Nguyên bắt đầu dìu dắt vào con đường âm nhạc.

 

Nhạc sĩ Ngyễn Ánh 9 bắt đầu con đường sáng tác từ rất sớm

 

Những viên gạch đầu tiên trong sự nghiệp nhạc sĩ

Sau khi tốt nghiệp Tú tài 2, được sự giới thiệu của nhạc sĩ Hoàng Nguyên, Nguyễn Ánh 9 đã được tham gia vào chương trình Tuổi Xanh của Đài phát thanh Sài Gòn và Đài phát thanh Đà Lạt. 

Nguyễn Đình Ánh cũng cộng tác với chương trình Tiếng hát sinh viên do Duy Trác thực hiện. Từ đó, Nguyễn Ánh 9 đi khắp nơi biểu diễn dương cầm tại các bar, các nhà hàng nổi tiếng và những ban nhạc thanh niên.

Nguyễn Ánh 9 bắt đầu sự nghiệp sáng tác một cách rất tình cờ, trong một chuyến đi Nhật biểu diễn cùng Khánh Ly. Ca khúc “Không” được Khánh Ly thu lần đầu trên đĩa nhựa Tình Ca Quê Hương. “Không” đã trở thành một trong các nhạc phẩm gắn liền với cuộc đời ca hát của Elvis Phương

Cũng như một số ca khúc khác của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 như Ai Đưa Em Về, Chia Phôi, Lời Cuối Cho Em… được Elvis Phương trình bày thường xuyên trên sân khấu của vũ trường Queen Bee.

 

Xem thêm: Tiểu sử, sự nghiệp và các bài hát nổi tiếng nhạc sĩ Vũ Thành An

 

Những mốc son trong sự nghiệp nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Những năm đầu thập niên 1970, ông đã cộng tác với nhiều vũ trường lớn tại Sài Gòn. Ông đã từng đệm dương cầm cho nhiều ca sĩ nổi tiếng như Khánh Ly, Thái Thanh. Trong một cuộc phỏng vấn, ông đã nói ông mê nhất được đệm đàn cho hai danh ca này. Cũng thời gian đó, ông viết thêm một vài ca khúc nổi tiếng khác như Mùa Thu Cánh Nâu, Đêm Tình Yêu.

Sau 1975, thời gian đầu ông có đi diễn ở các tỉnh cùng với đoàn văn nghệ của Duy Khánh cùng với nhạc sĩ Quốc Dũng. Sau đó ông làm nhân viên kiểm soát xe lưu thông tại Xa Cảng Miền Tây cho đến năm 1978. Một thời gian Nguyễn Ánh 9 cũng có mở một lớp dạy dương cầm.

Năm 1982, ông trở lại với âm nhạc, ông tiếp tục tham gia nhiều chương trình hòa tấu và biểu diễn dương cầm ở nhiều nơi. Nguyễn Ánh 9 còn được mời viết nhạc nền cho một vài phim như Mảnh Tình Nghiệt Ngã, Mênh Mông Tình Buồn. 

Vào cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990 Nguyễn Ánh 9 cũng có viết thêm một số ca khúc nữa như: Tình Yêu Đến Trong Giã Từ, Mênh Mông Tình Buồn, Cho người Tình Xa và Cô Đơn.

 

Mối tình cảm động của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 

 

Vợ chồng Nguyễn Ánh 9 và Ngọc Hân có hai con trai, Nguyễn Quang và Nguyễn Quang Anh. Gia đình Ông hiện đang cư ngụ tại Sài Gòn và làm chủ một phòng trà mang tên “Tiếng Dương Cầm”.

Vào tháng 3 năm 2008: Nguyễn Ánh 9 đi lưu diễn để tạm biệt thính giả và “giã từ sân khấu”. Trong dịp này, Ông giới thiệu con trai Nguyễn Quang sẽ “nối nghiệp âm nhạc” của cha.

 

Câu chuyện về nghệ danh “Nguyễn Ánh 9”

Cũng ít ai biết về ý nghĩa của nghệ danh Nguyễn Ánh 9. Có lần, ông kể lại rằng, sau khi Khánh Ly hát ca khúc “Không”, bà in đĩa ca khúc đó và bán rất chạy. In đĩa thì ca khúc bắt buộc phải có tên tác giả, nhưng nếu lấy đúng tên thật là Nguyễn Đình Ánh thì quá dài. Còn nếu lấy tên Nguyễn Ánh thì bị trùng tên với tên hiệu của vua Gia Long.

Ông đếm tên Nguyễn Ánh thì thấy có 9 chữ, mà theo quan niệm phương Đông thì số 9 là con số may mắn nên ông đã chọn số 9 ghép với tên Nguyễn Ánh. Từ đó, nghệ danh là Nguyễn Ánh 9 ra đời cùng các sáng tác của ông.

 

Xem thêm: Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và những câu tình ca bất hủ

 

Tâm tư qua những ca khúc của Nguyễn Ánh 9 sáng tác

Nguyễn Ánh 9 nổi tiếng với các tình khúc buồn, ông còn là danh cầm có thể đẩy nhiều giọng ca thăng hoa. Khánh Ly, Thái Thanh hay Thanh Thúy...ở thời đỉnh cao đã luôn tin tưởng cậy nhờ vào ngón đàn của ông để dìu dắt cho tiếng hát của mình.

So với các nhạc sĩ khác thời đó thì trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Ánh 9 chỉ sáng tác khoảng 20 bài hát và hầu hết đều là những tình khúc buồn phản ánh tâm sự của chính ông. 

Các tình khúc của Nguyễn Ánh 9 dường như chỉ gắn với hình ảnh của một người con gái đi qua đời ông và để lại những vết thương lòng không phai dấu. Các tình khúc buồn bất hủ như "Không", "Buồn ơi chào mi" hay "Kỷ niệm"... là hoài niệm, khắc khoải và day dứt của ông về một thời đã xa.

 

Đêm nhạc Nguyễn Ánh 9 

 

Chỉ nghe những tình khúc của ông cũng có thể thấy Nguyễn Ánh 9 là một người luỵ tình, mang phẩm chất lãng mạn đặc biệt. Tâm hồn người nghệ sĩ này như những dây tơ mỏng và có thể rung lên vì bất cứ "cú chạm" nào của số phận. Mà số phận lại đặt ông vào những nỗi đau, bởi vậy nhạc của Nguyễn Ánh 9 như được dành riêng cho những mất mát, sự tan vỡ và chia xa.

 

Các tình khúc tiêu biểu của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Những ca khúc của nhạc sĩ đều có chất riêng không thể nhầm lẫn với bất cứ nhạc sĩ nào khác. 

Dưới đây là những ca khúc bất hủ của nhạc sĩ tài hoa này.

 

  • Ai đưa em về

  • Biệt khúc

  • Bơ vơ

  • Buồn ơi chào mi

  • Chia phôi

  • Cho người tình xa

  • Cô đơn

  • Đêm nay ai đưa em về

  • Đêm tình yêu

  • Không

  • Không 2

  • Kỷ niệm

  • Lối về

  • Mẹ Việt Nam ơi

  • Mênh mông tình buồn

  • Một lời cuối cho em

  • Mùa thu cánh nâu

  • Tiếng hát lạc loài (Cô đơn 3)

  • Tình khúc chiều mưa

  • Tình yêu đến trong giã từ

  • Trọn kiếp đơn côi

  • Xin đừng nói yêu tôi

  • Xin như làn mây trắng.

  •  

Bài viết trên đây đã chia sẻ tới bạn đọc những thông tin về tiểu sử, sự nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, một nhạc sĩ đại tài của Việt Nam. Bên cạnh đó, nếu bạn là người đam mê ca hát, say mê với những câu ca giai điệu, đừng quên chọn cho mình một chiếc micro chất lượng nhé. 

 

Bạn đọc có thể tham khảo các loại micro tại shop Micro Không Dây:

  • Địa chỉ: 194/58 Võ Văn Tần - Quận 3 - TP.HCM

  • Điện thoại: 0908478910

  • Email: sale.vmpt@gmail.com


 

Gửi bình luận của bạn
Captcha
Tin liên quan