Tiểu sử và những mốc son trong sự nghiệp cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Khám phá tiểu sử và những sáng tác bất hủ, những mốc son đáng nhớ trong con đường sự nghiệpcủa cố nhac sĩ Trịnh Công Sơn.

 

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam và được mệnh danh là “Bob Dylan của Việt Nam” ở phương Tây. Các ca khúc phản chiến bất hủ của ông trong thập niên 60 và 70 đã để lại dấu ấn trong tim không biết bao nhiêu thế hệ. Cùng Micro Không Dây khám phá về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong bài viết dưới đây nhé.

 

Tiểu sử và sự nghiệp của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Trịnh Công Sơn (sinh năm 1939, tại tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam, Đông Dương – mất ngày 1-4-2001, TP.HCM, Việt Nam). 

Lúc nhỏ ông theo học các trường Lycée Français và Providence ở Huế. Thời gian sau đó ông vào Sài Gòn theo học triết học tại trường Tây Lycée Jean Jacques Rousseau Sài Gòn rồi tốt nghiệp tú tài tại đây.

Năm 1957, khi 18 tuổi, ông bị một tai nạn khi đang tập judo với em trai, ông bị thương nặng ở ngực, suýt chết và nằm liệt giường gần hai năm tại Huế. Thời gian nằm bệnh, ông đọc nhiều sách về triết học, văn học và tìm hiểu dân ca. 

Ông từng cho biết: "Khi rời khỏi giường bệnh, trong tôi đã có một niềm đam mê khác – âm nhạc. Nói như vậy hình như cũng không chính xác, có thể những điều mơ ước, khát khao đó đã ẩn chứa từ trong phần sâu kín của tiềm thức bỗng được đánh thức và trỗi dậy".

 

Nhạc sĩ bắt đầu sáng tác từ những năm 17 tuổi

 

Ông cho biết, ông đã sáng tác bài Sương đêm và Sao chiều vào năm 17 tuổi. Nhưng tác phẩm đầu tiên của ông là Ướt mi, do nhà xuất bản An Phú in vào năm 1959 và qua giọng ca Thanh Thúy. Từ đó tên tuổi của nhạc sĩ được rất nhiều người biết đến.

 

Con đường sáng tác của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn

Trong những năm sau đó, nhạc của ông được phổ biến và được rất nhiều ca sĩ trình diễn, đặc biệt là ca sĩ Khánh Ly. Vì lời lẽ trong nhiều bài hát của ông có tính chất phản chiến, nhà cầm quyền miền Nam đã cấm lưu hành một vài tác phẩm của ông. 

Ngay cả Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, vốn đối lập, cũng không tán thành việc nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gọi Chiến tranh Việt Nam là "nội chiến" trong bài Gia tài của mẹ. 

Vì quan điểm của họ cho rằng đây là một cuộc chiến tranh chống xâm lược và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, nhiều bài hát của ông lại rất được thịnh hành trong công chúng cho đến hôm nay.

Năm 1961 vì muốn tránh thi hành nghĩa vụ quân sự (trốn lính) nên ông đã thi và theo học ngành Tâm lý giáo dục trẻ em tại trường Sư phạm Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp ông bắt đầu dạy tại một trường tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Năm 1970, một số bài hát của Trịnh Công Sơn đã đến với công chúng Nhật Bản như Diễm Xưa, Ca dao Mẹ và Ngủ đi con.

Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông lên đài truyền thanh Sài Gòn hát bài Nối vòng tay lớn, bài hát nói về ước mơ hòa hợp dân tộc hai miền Nam Bắc mà ông đã viết từ năm 1968.

 

Xem thêm: Tìm hiểu các nguyên nhân gây hại giọng hát

 

Những năm sau 1975, sau thời gian tập trung lao động, ông làm việc tại Hội Âm nhạc TP.HCM và tạp chí Sóng nhạc. Từ thập niên 1980, Trịnh Công Sơn bắt đầu việc sáng tác lại. Và có viết một số bài có nội dung ca ngợi chế độ mới như Thành phố Mùa Xuân, Em ở nông trường em ra biên giới và Huyền thoại Mẹ... 

Sau đó nhà nước Việt Nam đã nới lỏng quản lý văn nghệ, ông lại tiếp tục sáng tác nhiều bản tình ca có giá trị.

 

Sự nghiệp diễn viên ít ai biết đến của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Hẳn nhắc đến cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ai cũng biết đến ông là một nhạc sĩ đại tài hoa, với những câu từ đi vào lòng người của biết bao thế hệ. Tuy nhiên ít người biết hoặc nhớ rằng, ông cũng từng đảm nhiệm những vai diễn đắt giá trong nền điện ảnh nước nhà.

 

Bộ phim dành riêng cho cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

 

Vào năm 1971 ông thủ vai chính trong bộ phim Đất khổ. Phim hoàn tất vào năm 1974, nhưng chỉ được chiếu cho công chúng xem 2 lần và không được phép trình chiếu ở Miền Nam Việt Nam với lý do “có tính phản chiến”. 

Sau năm 1975, bộ phim đã không được trình chiếu tại Việt Nam. Cuối cùng, một bản phim đã về tay nhà thơ Đỗ Trung Quân. Bộ phim được chọn là phim Việt Nam chính trong Liên hoan phim Á Mỹ vào năm 1996.

Ông bị bệnh gan, thận và tiểu đường. Ông đã mất tại TP.HCM vì bệnh tiểu đường vào lúc 12h45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 (tức ngày 8 tháng 3 năm Tân Tỵ). Từ đó hàng năm người hâm mộ đều lấy ngày này làm ngày tưởng niệm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

 

Điểm nhấn sự nghiệp của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Một cuộc đời dài đến vậy, cố nhạc sĩ vẫn mải mê theo đuổi con đường sáng tác và biểu diễn nghệ thuật. Ông từng gạt hái được vô số giải thưởng, thành tích nhưng thế hệ xưa và nay khó lòng quên được những mốc son đáng nhớ trong cuộc đời ông.

  • Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng tại Nhật Bản với bài "Ngủ đi con" (trong Ca khúc da vàng) qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly. 
  • Năm 1979, hãng đĩa Nippon Columbia mời Khánh Ly thu băng lần thứ nhì các nhạc phẩm của ông và cũng vào thời gian này ca khúc "Ngủ đi con" trở thành 1 hit ở Nhật Bản.
  • Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim "Tội lỗi cuối cùng".
  • Giải Nhất cuộc thi "Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh" với 2 bài hát "Em ở nông trường, em ra biên giới".
  • Giải Nhất cuộc thi "Hai mươi năm sau" với bài hát "Hai mươi mùa nắng lạ".
  • Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc Sĩ cho một chuỗi bài hát: "Xin trả nợ người", "Sóng về đâu", "Em đi bỏ lại con đường" và "Ta đã thấy gì hôm nay".
  • Trịnh Công Sơn đã có tên trong từ điển bách khoa Pháp Encyclopédie de tous les pays du monde (Coll. Les Millions)

Xem thêm: Cách vệ sinh Micro đúng chuẩn ai cũng làm được

 

Dòng nhạc Trịnh Công Sơn theo đuổi và các bài hát nổi tiếng

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã sáng tác được khoảng hơn 600 ca khúc, các tác phẩm không những mang đậm một phong cách riêng mà còn gửi gắm một triết lý sâu sắc. Hai mảng đề tài lớn nhất trong âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là tình yêu và thân phận con người với các bài hát nổi tiếng.

 

 

Trong suốt cuộc đời cố nhạc sĩ đã từng sáng tác và biểu diễn hàng trăm bài hát, nhưng đi sâu vào lòng người biết bao thế hệ phải kể đến những ca khúc sau:

  • Diễm xưa
  • Biển nhớ
  • Cát bụi
  • Hạ trắng
  • Tuổi đá buồn
  • Một cõi đi về
  • Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
  • Nhớ mùa thu Hà Nội
  • Nối vòng tay lớn
  • Trường ca đóa hoa vô thường.

 

Bên cạnh âm nhạc, Trịnh Công Sơn còn được nhiều người biết đến với hình ảnh của một nhà thơ, ca sĩ, họa sĩ và diễn viên không chuyên. Nếu là một người yêu thích những bản nhạc bất hủ của cố nhạc sĩ, đừng quên lựa chọn ngay cho gia đình một chiếc micro chính hãng để thoả mãn đam mê và thư giãn những ngày cuối tuần nhé. 

Shop Micro không dây

  • Địa chỉ: 194/58 Võ Văn Tần - Quận 3 - TP.HCM
  • Điện thoại: 0908478910
  • Email: sale.vmpt@gmail.com



 

Gửi bình luận của bạn
Captcha
Tin liên quan