Tiểu sử, sự nghiệp và các bài hát nổi tiếng nhạc sĩ Vũ Thành An
Nhạc sĩ Vũ Thành An là một trong những vị nhạc sĩ đã làm rạng danh bầu trời âm nhạc Việt Nam. Khám phá tiểu sử và con đường sự nghiệp của nhạc sĩ đại tài này.
Nhạc sĩ Vũ Thành An là một trong những vị nhạc sĩ đã làm rạng danh bầu trời âm nhạc Việt Nam suốt các thập niên 50, 60 và 70 của thế kỷ trước. Nhạc sĩ chính là đại diện tiêu biểu cho một thế hệ cầm bút viết tình ca bằng những đứt đoạn con tim, ngang trái và day dứt khôn nguôi của tình chia lìa. Cùng Micro Không Dây tìm hiểu về nhạc sĩ Vũ Thành An trong bài viết dưới đây.
Tiểu sử và con đường học vấn của nhạc sĩ Vũ Thành An
Nhạc sĩ Vũ Thành An sinh vào năm 1943 tại Hải Hậu, Nam Định. Năm 1954, ông đã theo gia đình di cư vào Sài Gòn. Trong thời kỳ học sinh, ông đã theo học âm nhạc trong lớp học của nhạc sĩ Chung Quân cùng Ngô Thụy Miên và Đức Huy. Nhạc sĩ Vũ Thành An tham gia hoạt động âm nhạc, nghệ thuật rất tích cực và đã thể hiện rõ những ưu điểm, khả năng sáng tác ca khúc.
Năm 1960, ông vào học tại trường trung học Nguyễn Trãi, có theo học nhạc sĩ Chung Quân cùng Ngô Thụy Miên và Đức Huy.
Năm 1961 ông thi hỏng Tú tài và về trường Hưng Đạo để học tiếp Đệ nhị.
Năm 1963, ông thi đậu Tú tài toàn phần. Sau đó được linh mục Trần Đức Huynh, giám đốc trường Hưng Đạo cho dạy lớp Đệ thất để có tiền học tiếp Đại học.
Nhạc sĩ Vũ Thành An bén duyên với nghệ thuật từ khá sớm
Những bước đi trong sự nghiệp nhạc sĩ Vũ Thành An
Cuối năm 1963, Vũ Thành An vào làm phóng viên tại Đài phát thanh Sài Gòn và ở đó ông được gặp nhà thơ Nguyễn Đình Toàn.
Năm 1965, ông viết bài hát Tình khúc thứ nhất, thơ Nguyễn Đình Toàn và nổi tiếng ngay từ ca khúc đầu tay đó. Vào những năm tiếp theo, ông viết nhiều Bài không tên khác.
Năm 1967, nhạc sĩ Vũ Thành An nhập ngũ khóa 25 Sĩ quan dự bị Thủ Đức và năm 1969 ông lập gia đình.
Năm 1969, ông bắt đầu phát hành tập nhạc Những bài không tên. Các tác phẩm của Vũ Thành An rất được yêu thích ở khắp miền Nam khi đó. Người ta có thể nghe hầu hết ở các quán cà phê nhạc của Sài Gòn và các thành phố lớn khác, tại các quân trường hay trên các làn sóng phát thanh.
Những bài hát không tên nhạc sĩ Vũ Thành An
Tên tuổi của Vũ Thành An cùng với các bài hát Tình khúc thứ nhất, Em đến thăm anh đêm ba mươi và các Bài không tên gắn liền với giới trẻ thời bấy giờ. Vũ Thành An cùng với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng và Lê Uyên Phương tạo thành một lớp nhạc sĩ mới đầy tài năng.
Năm 1971, nhạc sĩ Vũ Thành An tốt nghiệp đại học Luật khoa Sài Gòn.
Xem thêm: Cách vệ sinh Micro đúng chuẩn ai cũng làm được
Sự nghiệp nhạc sĩ Vũ Thành An sau khi tốt nghiệp
Ông tiếp tục làm việc tại đài phát thanh Sài Gòn với cấp bậc sĩ quan, và trải qua nhiều chức vụ như: Trưởng cơ sở dân vận Gia Định 1973, Trưởng phân khối văn hóa, Phụ tá trưởng khối chương trình, Trưởng khối chương trình và Trưởng phân khối kế hoạch hệ thống truyền thanh 1974.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông là người cuối cùng rời Đài phát thanh Sài Gòn, lúc 10 giờ 30 giờ sáng. Sau đó, ông phải học tập cải tạo trong suốt mười năm dài từ 1975 đến 1985 ở miền Bắc. Theo lời Vũ Thành An, ông bắt đầu sáng tác Thánh ca, Những Bài Nhân Bản trong thời gian cải tạo từ năm 1981.
Năm 1991, Vũ Thành An rời Việt Nam và sang định cư tại Hoa Kỳ. Năm 1996, ông được ghi danh học chương trình Cao học Thần học của Tổng giáo phận Portland, Oregon.
Năm 2000, ông được đào tạo làm chức Phó Tế và phụ trách Đài phát thanh Việt Nam Hải Ngoại ở Portland, Oregon. Vũ Thành An ngừng sáng tác tình khúc và chỉ tiếp tục soạn những bản thánh ca và tham gia các công việc từ thiện.
Dòng nhạc theo đuổi của Vũ Thành An
Giữa khói lửa chiến tranh lúc đó, nhạc tình của ông chính là nơi ẩn trú cho những tâm hồn mệt mỏi và cô đơn. Cuộc đời thật bất an và ngắn ngủi giữa chốn đạn lạc tên bay, khi người lính ngả lưng nằm nghỉ bên đồi, bật lên một làn sóng radio tình cờ. Thì nhạc của ông lúc đó đã như một thoáng mây bay giữa trời, gợi lên hình ảnh của người bạn gái năm xưa, thật nhạt và thật mờ nhưng có thể làm cay khóe mắt.
Nhạc tình Vũ Thành An là một kết hợp của âm điệu nhẹ nhàng và lả lướt với lời hát như quyện vào tâm hồn người nghe. Những đau thương, trách cứ và giận hờn theo từng cung bậc dồn vào tâm khảm đến rã rời, nó trở thành một dấu ấn lãng mạn của thời nhạc Vàng.
Xem thêm: Tiểu sử và những mốc son trong sự nghiệp cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Các bài hát nổi tiếng của Vũ Thành An
Với nhạc sĩ Vũ Thành An, những câu hát của ông có thể tuôn trào ngẫu hứng không tên. Ông có khoảng 50 bài hát không tên, được đánh số không theo thứ tự thời gian và trong đó một số bài vẫn có mang tên khác.
Nhạc sĩ Vũ Thành An giao lưu họp mặt nghệ thuật
Một số Bài không tên khác không đánh số như: Bài không tên cuối cùng và Bài không tên cuối cùng tiếp nối...
Bên cạnh đó là những giai điệu bất hủ với người đời như:
- Anh biến mất thôi
- Biển vang lời mẹ nhắn
- Bài không tên cuối cùng
- Cảm ơn
- Cánh chim xa vời
- Cháy bỏng tình cố hương
- Chị ơi
- Đêm say
- Đêm vàng trăng úa
- Đời đá vàng
- Đừng yêu tôi
- Anh đến thăm em đêm 30 (thơ Nguyễn Đình Toàn)
- Hai mươi năm làm tuổi trẻ
- Hạt sầu
- Hồn lạnh nắng phai
- Lời tình buồn
- Một lần nào cho tôi gặp lại em
- Nếu tôi còn được yêu
- Ngày mưa
- Nhân bản 6
- Sầu khúc
- Thân cỏ hoa
- Tình đã xa
- Tình khúc thứ nhất (thơ: Nguyễn Đình Toàn)
- Trong tay nhau
- Xa lạ
- Xin cảm ơn chàng những đêm không ngủ.
Với những chia sẻ trên đây về tiểu sử, sự nghiệp cũng như các bài hát của nhạc sĩ Vũ Thành An hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về vị nhạc sĩ tài ba này. Nếu là một người yêu thích những bản nhạc bất hủ của cố nhạc sĩ, đừng quên lựa chọn ngay cho gia đình một chiếc Micro chính hãng để thoả mãn đam mê và thư giãn những ngày cuối tuần nhé.
Shop Micro không dây
- Địa chỉ: 194/58 Võ Văn Tần - Quận 3 - TP.HCM
- Điện thoại: 0908478910
- Email: sale.vmpt@gmail.com
- Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và câu chuyện thú vị về nghệ danh bất hủ
- Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và những câu tình ca bất hủ
- Bí quyết vệ sinh dàn loa như thế nào cho đúng cách
- Tiểu sử và những mốc son trong sự nghiệp cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
- Cách vệ sinh Micro đúng chuẩn ai cũng làm được
- Tìm hiểu các nguyên nhân gây hại giọng hát