Nhạc sỹ Phạm Duy: Cuộc đời sự nghiệp và những nốt bậc thăng trầm

Phạm Duy được xem là một nhạc sĩ tài ba đã cống hiến hết mình cho nền âm nhạc Việt Nam lúc đương thời. Vậy bạn đã biết về tiểu sử, cuộc đời sự nghiệp cùng hàng loạt các bài hát nổi tiếng của nhạc sỹ Phạm Duy chưa? Nếu chưa, hãy cùng microkhongday.vn tìm hiểu nhé.

 

1. Tiểu sử cuộc đời

Phạm Duy tên đầy đủ là Phạm Duy Cẩn sinh. Ông sinh ngày 5 tháng 10 năm 1921 quê ở Phố Hàng Cót, Hà Nội. Ông xuất thân trong một gia đình tri thức, cha là nhà văn xã hội Phạm Duy Tốn, anh cả là giáo sư – thạc sĩ chuyên ngành Pháp văn Phạm Duy Khiêm. 

Ngay từ khi còn nhỏ, ông là một cậu bé lanh lợi, tính tình hiếu động, thích quậy phá và yêu âm nhạc. Lúc bấy giờ tuy còn nhỏ tuổi nhưng ông đã biết chơi guitar và mandolin, bên cạnh đó còn tiếp thu các bài ca Huế và tiếp cận với nền văn học Pháp qua người cha của mình.

Năm 1936, ông vào học trường trọng điểm Thăng Long. Những người thầy giảng dạy ở đây gồm các nhân vật tiếng tăm sau này như Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Tuyên, Phan Anh, Khuất Duy Tiến... Trong suốt một năm học tại trường đã giúp ông hấp thụ nhiều hơn những cái hay cái đẹp của nền văn chương Pháp.

Năm 1940, ông theo học hội họa tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Thế nhưng sau một thời gian theo học, ông nhận ra bản thân không phù hợp với hội họa. Để mưu sinh, ông trải qua rất nhiều công việc khác nhau từ phụ gánh xiếc, thợ sửa radio, cho đến chăm sóc trang trại... ở nhiều tỉnh thành. Có lẽ cũng chính những khó khăn này đã giúp cho ông có được nhiều trải nghiệm cũng như chất liệu âm nhạc sau này. 

Cũng trong giai đoạn này, ông dần nhận ra niềm đam mê âm nhạc của mình. Theo đó, ông tự tìm tòi học nhạc cổ điển, sau đó bắt đầu tập sáng tác, mà không qua bất kỳ trường lớp đào tạo âm nhạc nào. 

Năm 1941, ông chính thức trở thành ca sĩ hát tân nhạc ở gánh hát Đức Huy – Charlot Miều. Đây là cơ hội giúp ông làm quen nhiều tên tuổi lớn như Lưu Trọng Lư, Lê Thương, Lê Xuân Ái, Văn Đông,... Đặc biệt là người bạn thân thiết nhất trong cuộc đời - nhạc sĩ Văn Cao. Năm 1942, ông cho ra đời tác phẩm đầu tay mang tên "Cô hái mơ", phổ từ thơ Nguyễn Bính.

Năm 1953, ông qua Pháp tham gia khóa học âm nhạc suốt hai năm. Sau đó ông về Việt Nam và tiếp tục sự nghiệp âm nhạc của mình ở miền Nam. Thời gian này ông cũng tham gia viết nhạc kịch, viết nhạc cho phim...

Năm 1965, ông tham gia phong trào Du ca với một số tên tuổi có tiếng như Nguyễn Đức Quang, Giang Châu, Ngô Mạnh Thu,... Năm 1966, ông được đài Channel 13 mời tham gia chương trình dân ca của Pete Seeger ở Hoa Kỳ. Năm 1990, ông bắt đầu viết hồi ký và chia làm 4 cuốn. Tháng 1 năm 2013, ông qua đời, tang lễ của ông được tổ chức tại nhà riêng.

 

Có thể nói nhạc sĩ Phạm Duy là cây đại thụ lớn trong nền âm nhạc Việt Nam

 

Xem thêm:

 

2. Sự nghiệp

Để mở đầu sự nghiệp ca hát ông tham gia gánh hát Cải lương Đức Huy - Charlot Miều với vai trò là ca sĩ. Phạm Duy sở hữu một chất giọng truyền cảm đầy nội lực, và đậm chất Việt, vì thế tên tuổi của ông nhanh chóng được khán giả trong và ngoài nước biết đến. 

Không lâu sau khi mới vào nghề ca hát, ông duy trì công việc sáng tác của mình và bắt đầu đạt được những thành tựu đáng nể trong sự nghiệp âm nhạc. Có thể nói ông là một trong những người từng được phát trên các đài truyền thanh, truyền hình lớn của Mỹ. 

 

Nhạc sỹ Phạm Duy gặt hái được nhiều thành tựu đáng nể trong con đường âm nhạc của mình

 

3. Bài hát nổi tiếng

→ Ông trăng xuống chơi 

→ Thằng Bờm có cái quạt mo

→ Chú bé bắt được con công

→ Một đàn chim nhỏ

→ Bé bắt dế

→ Đưa bé đến trường

→ Hẹn hò 

→ Cỏ hồng

→ Ngày đó chúng mình

→ Cây đàn bỏ quên

→ Phượng yêu

→ Kiếp nào có yêu nhau

→ Đừng xa nhau

→ Mưa rơi

→ Đường em đi

→ Tôi còn yêu tôi cứ yêu

→ Tình ca

→ Về miền Trung 

→ Tình hoài hương 

→ Bà mẹ quê

→ Mười hai lời ru

→ Chiến sĩ vô danh

→ Con đường cái quan

→ Mẹ Việt Nam

→ Hàn Mạc Tử

→ Pháp thân

→ Đại nguyện

→ Chàng dũng sĩ và con ngựa vàng

→ Quán thế âm

→ Xuân

→ Chiều

→ Người tình

→ Răn

→ Thiên đàng địa ngục

→ Tôi ước mơ 

→ Để lại cho em

→ Tiếng hát to

→ Ngồi gần nhau

→ Tôi không phải gỗ đá

→ Nhân danh 

→ Bi hài kịch

→ Đi vào quê hương 

→ Người lính trẻ

→ Bà mẹ phù sa

 

4. Vị trí trong lòng khán giả

Theo các nhạc sĩ khác, ông được ví như tia chớp sáng ngời trong đêm tối, xoa dịu những nỗi buồn trong tâm hồn cho người nghe thông qua những bài hát nhẹ nhàng, đi vào lòng người. Đối với những người đã gặp gỡ ông, họ cho rằng ông là kiểu người yêu thích sự ngao du, thỏa chí mình, mà không màng đến người khác nghĩ gì nói gì.

 

Phạm Duy thực sự là ngôi sao Bắc đẩu của nền âm nhạc Việt Nam qua rất nhiều thế hệ

 

Xem thêm:

 

Microkhongday.vn hy vọng với những thông tin trên đây về tiểu sử cuộc đời sự nghiệp nhạc sỹ Phạm Duy bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về con người ông rồi nhé. 

 
Gửi bình luận của bạn
Captcha
Tin liên quan