Opera là gì? Lịch sử hình thành và phát triển của opera từ trước tới nay

Nhà hát Opera Sydney nổi tiếng khắp thế giới hay các buổi hòa nhạc diễn ra ở những nhà hát hoành tráng với khách tham dự thuộc tầng lớp thượng lưu đều khiến chúng ta liên tưởng tới Opera. Vậy nhạc Opera là gì? Hãy cùng microkhongday.vn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

 

1. Opera là gì?

Opera là một loại hình nghệ thuật biểu diễn xuất hiện ở Ý vào khoảng thế kỷ 16-17. Từ Opera trong tiếng Ý có nghĩa là tác phẩm hoặc công trình sáng tác. Đây là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, kết hợp giữa âm nhạc, kịch, thi ca, múa tính cách và múa ballet, đồng thời cũng sử dụng các yếu tố của nhà hát như: cảnh nền trang trí, y phục và nghệ thuật biểu diễn trên sân khấu. Vì thế Opera cũng được xem là một dạng của nhạc kịch trong đó những hành động diễn xuất của nhân vật hầu hết được truyền đạt hoàn toàn qua âm nhạc và giọng hát.

 

Opera là loại hình nghệ thuật có khả năng đề cập tới rất nhiều khía cạnh của cuộc sống và những vấn đề liên quan đến hiện thực xã hội. Nghệ sĩ Opera trình bày tác phẩm cùng với sự đệm nhạc của một dàn nhạc được sắp xếp từ một nhóm các nhạc cụ nhỏ cho đến cả một ban nhạc giao hưởng đầy đủ và trong một nhà hát riêng biệt với những trang thiết bị chuyên biệt cho việc biểu diễn, đó là Nhà hát Opera.

 

Opera Sydney - nhà hát có lối kiến trúc hình con sò độc đáo

 

2. Lịch sử hình thành và phát triển

Ban đầu, Opera là một loại hình thưởng thức nghệ thuật của tầng lớp quý tộc châu Âu, được phục trong các cung điện vào những sự kiện quan trọng. Sáng tác của Jacopo Peri khoảng những năm 1597 là Dafne, tuy đã bị thất lạc, nhưng vẫn được xem là tác phẩm Opera đầu tiên trong lịch sử. Tác phẩm Euridice được sáng tác bởi Peri sau đó vào những năm 1600 được xem là bản hòa âm Opera đầu tiên vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay.

 

Tuy nhiên, nhạc sĩ Claudio Monteverdi mới là người đầu tiên có công đưa Opera đến với công chúng qua những tác phẩm mang nội dung thần thoại như  Orfeo năm 1607 và Sự trở về của Ulysses năm 1640. 

 

Cùng với thời gian, Opera đã phát triển không những ở nước Ý với những tên tuổi quen thuộc như: G.Rossini, G.Verdi, G.Donizetti, V.Bellini, …mà còn phát triển mạnh ở các nước khác như: ở Đức với L.V.Beethoven, R. Strauss, J.Brahms…; ở Pháp với G.Bizet, Ch.Gounod; C.Debussy…; ở Áo với W.Mozart, F.Schubert, A.Buckner…; ở Nga với M.Glinka, P.I.Tchaikovski, M.Moussorgski, N.Rimsky-Korsakov, S.Rachmaninov, D.Shostakovitch, S.Prokofiev…

 

Vào những năm 60 của thế kỷ 20, Opera đã du hành tới Việt Nam và phổ biến với công chúng bằng những tác phẩm kinh điển nhạc sĩ Đỗ Nhuận mang tên “Cô Sao” và “Người tạc tượng” ; nhạc sĩ Nhật Lai với tác phẩm “Bên bờ sông Krôngpa”.

 

Một cảnh trong tác phẩm Opera Cô Sao của nhạc sĩ Đỗ Nhuận

 

Xem thêm:

Cửa hàng Micro không dây chính hãng

Sắm Micro Shure USA nhập khẩu giá tốt

 

3. Phân biệt với nhạc kịch

Lịch sử phát triển của Opera lâu hơn hẳn Nhạc kịch. Nhưng về phần nội dung ở nhạc kịch lại phong phú hơn, hầu như mọi khía cạnh của cuộc sống đều có thể đưa lên sân khấu nhạc kịch. Opera khắt khe hơn khi tuân thủ cách hát cổ điển, với những kỹ thuật đặc trưng đạt tới chuẩn mực.

 

Trong khi đó nhạc kịch có thể hát jazz, pop, rock…kể cả opera, miễn là phù hợp với nội dung vở kịch muốn truyền tải tới khán giả. Vì vậy, nhạc kịch trở nên phổ biến và dễ tiếp cận hơn với khán giả.

 

Để bước lên sân khấu Opera nghệ sĩ phải là một ca sĩ có kỹ thuật thanh nhạc thượng thừa, tuy nhiên với nhạc kịch người nghệ sĩ cần là một diễn viên tốt. Vì nhạc kịch chú trọng vào diễn xuất còn Opera lại chú trọng vào giọng hát.

 

Ở sân khấu nhạc kịch, diễn viên dùng mic để hát, còn ở nhà hát Opera ca sĩ không dùng mic nhưng vẫn phải đảm bảo cả khán phòng đều nghe, điều đó yêu cầu ca sĩ phải có một giọng hát đầy nội lực với quãng âm rộng để có thể truyền tải hết những cảm xúc của tác phẩm đến với khán giả.

 

Ca sĩ Anna Netrebko và một vở diễn opera của cô

 

4. Vị thế của Opera trong thị trường âm nhạc hiện nay

Có thể sẽ bất ngờ đối với những khán giả không phải là fan của Opera khi biết rằng Opera giờ đây đang lâm vào tình trạng khủng hoảng và đang trên đà thoái trào, một bộ môn nghệ thuật luôn gắn liền với sự sang trọng, quý tộc và uyên bác. Hiện nay, những nhà hát nổi tiếng đang phải vật lộn với vấn đề tài chính, còn những nhà hát nhỏ hơn buộc phải đóng cửa. Thực trạng này cũng không thể tránh khỏi ngay cả ở quê hương của Opera, nước Ý.

 

Để bắt kịp trong thị trường âm nhạc hiện nay ngoài việc sử dụng nhiều hơn những ca sĩ có ngoại hình hấp dẫn với công chúng phổ thông còn cần thêm thắt những yếu tố gây chú ý vào những dàn dựng mới. Tuy nhiên, phần đông đều cho rằng như thế sẽ làm mất đi giá trị nguyên bản của Opera, khiến cho loại hình nghệ thuật này trở nên rẻ rúng và mang đầy tính chất mua vui cho khán giả.

 

Phải trải qua vô số những khổ luyện mới có thể tạo nên được một nghệ sĩ Opera với những kỹ năng âm nhạc, trình diễn, ngôn ngữ để làm chủ được một trong những thể loại âm nhạc thách thức nhất trên thế giới.

 

Tuy nhiên, sự thành công của họ không thể đến bằng những sản phẩm được đăng lên Youtube với hàng triệu lượt xem. Nó đến từ những buổi biểu diễn ở nhà hát, nơi mà tiếng hát của người nghệ sĩ vượt lên trên dàn nhạc, lay động 5.000 khán giả mà không cần bất kỳ một thiết bị khuếch âm nào.

 

Xem thêm: Nhạc giao hưởng là gì? Nguồn gốc và các bộ nhạc cụ phải có

Nhạc thính phòng là gì? Nguồn gốc và sự hình thành của nhạc thính phòng

 

Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng đã giải đáp cho bạn nhạc Opera là gì, cũng như cung cấp cho bạn một cái nhìn cởi mở hơn về loại hình nghệ thuật khá kén khán giả này.

 
Gửi bình luận của bạn
Captcha
Tin liên quan