Sự thành công của VinaGame và sự trượt dài của Cao Toàn Mỹ

Qua vụ lùm xùm Hợp đồng tình ái của Đại gia Cao Toàn Mỹ - thành viên sáng lập của VinaGame và Hoa Hậu Trương Hồ Phương Nga, xã hội càng thấy rõ hơn khía cạnh của nguồn gốc tiền bạc, tài sản của các đại gia sau khi có phân tích sự phát triển của VinaGame qua các thời kỳ. Phải chăng sự thành công và lớn mạnh của VinaGame hiện nay cũng do sự giúp sức từ phía Trung Quốc ?

 

Vừa qua, tại New York Chủ tịch VNG và Phó chủ tịch sàn chứng khoán NASDAQ đã ký thỏa thuận về việc startup công nghệ Việt Nam đầu tiên sẽ IPO trên sàn chứng khoán lớn thứ hai thế giới. 
 
Chiều 29/5 giờ New York - Mỹ, vị khách đầu tiên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp trong chuyến công du 3 ngày tại Mỹ là Phó chủ tịch tập đoàn NASDAQ Bob McCooey. Cùng ngày, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc VNG, đã ký một thoả thuận về việc startup công nghệ này sẽ IPO trên sàn chứng khoán lớn thứ 2 thế giới. 
Theo giới phân tích, đây sẽ là công ty Việt Nam đầu tiên IPO tại sàn chứng khoán của Mỹ. NASDAQ có giá trị vốn hoá hơn 6.800 tỷ USD, là sàn chứng khoán lớn nhất nước Mỹ và số 2 thế giới, là nơi Apple, Microsoft, Google, Facebook, Ebay... và rất nhiều các công ty công nghệ khác đang niêm yết cổ phiếu. 
 
 

Lịch sử tóm tắt của Vinagame 

 
VNG được thành lập vào ngày 9 tháng 9 năm 2004 với tên gọi VinaGame.
Tháng 7 năm 2004 công ty ký hợp đồng Kingsoft để mang game Võ Lâm Truyền Kỳ về Việt Nam. Trong vòng 1 tháng, Võ Lâm Truyền Kỳ đã tạo nên cơn sốt tại Việt Nam với con số 200,000 người chơi truy cập tại cùng một thời điểm.
Năm 2006-2007, công ty phát hành phần mềm CSM, trang thương mại điện tử 123mua, cổng thông tin Zing.
Năm 2008, công ty đổi thương hiệu thành VNG Corporation.
Giữa năm 2009, sản phẩm mạng xã hội Zing Me ra đời với hơn 4 triệu thành viên hoạt động thường xuyên hàng tháng vào cuối năm.
Năm 2010, trò chơi trực tuyến Thuận Thiên kiếm ra đời.
Năm 2011, VNG xuất khẩu trò chơi Ủn Ỉn sang Nhật Bản.
Năm 2012 & 2013, VNG đưa ra sản phẩm Zalo - ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí hoạt động trên nền tảng di động.
 

VinaGame bây giờ ra sao, của Việt Nam hay Trung Quốc ?

 
Ban đầu VNG do 5 người sáng lập trong đó có ông Lê Hồng Minh hiện là giám đốc, sau đó khi VNG mở ra mảng Zing, 4 người sáng lập còn lại bán hết cổ phẩn cho Tencent Trung Quốc.
 
 
Hiện trên giấy tờ cổ đông còn lại là ông Lê Hồng Minh hiện đứng tên giám đốc chỉ còn giữ 1% cổ phần. Theo kế hoạch của Tencent Trung Quốc thì năm 2013 Vinagame Zing định niêm yết tại thị trường chứng khoáng Hồng Kong, đến thời điểm này tôi không cho là ông Minh sẽ tiếp tục điều hành Vinagame mà sẽ chính thức do người Trung Quốc điều hành.
 
Tencent của Trung Quốc trên giấy tờ do luật quy định không quá 50% do vậy Tencent Trung Quốc trên giấy tờ hiện đang sở hữu 49% zing, thực chất những người nội bộ của Zing đều biết Tencent tàu hiện nắm hơn 70% cổ phần và đã nắm quyền chi phối và điều hành toàn bộ hoạt động của Zing. Các vị trí key trong công ty xuất hiện bên ngoài vẫn là người Việt để ông chủ thật sự Trung Quốc có thể giấu mặt và lẳng lặn thôn tính người dùng Việt, nhân sự Trung Quốc đã sẵn sàng và hiện đã nắm giữ vị trí phó và sẵn sàng nằm điều hành bất kỳ lúc nào khi Tencent cảm thấy không cần thiết phải có người Việt ra mặt điều hành nữa.
 
 
Giám đốc tài chính của VNG hiện là người Trung Quốc, ông Minh hiện chỉ còn điều hành mảng Game Studio để phát triển một vài Game, các mảng Game nhập khác của Vinagame hiện đều do người Trung Quốc điều hành.
 
Ngoài việc sở hữu Zing với hơn 70% cổ phần để thôn tính user Việt Nam, Tencent bên Trung Quốc nổi tiếng với sản phẩm QQ chat, hiện Tencent đang có chiến lược thôn tính tiếp tục user Việt Nam thông qua sản phẩm WECHAT ( tên Trung Quốc của Wechat là Weixin ).
 
Khi cài Wechat lên điện thoại, Wechat tự động lấy hết số điện thoại liên lạc trong Phone book của người dùng, mọi thông tin đi lại của người dùng đều bị Tencent Trung Quốc ghi lại thông qua định vị GPS, nội dung tin nhắn trao đổi với người thân, lịch sử cuộc gọi, các nội dung của các website đã vào, các file lưu trữ trên máy.... mọi thông tin đều bị trung quốc lưu lại và theo dõi hết.
 
 
 
 
Trong thời gian qua, Tencent cũng đã rất thành công khi thông qua Zing làm việc với 2 chàng ngớ ngẩn tiếp tay cho đối thủ tiêu diệt mình là Samsung và Sony để cài zing mp3, zing news và zing browser ( thực chất là QQ brownser )
Samsung, Sony cài các sản phẩm của Tencent trung quốc thông qua Zing đã giúp cho Tencent Trung Quốc thôn tính người dùng Việt Nam, đồng thời tiếp tay cho Tencent trung quốc lấy người dùng của Samsung và Sony để cạnh trông ngược lại với sản phẩm của 2 thương hiệu này.
 

Tập đoàn Tencent thôn tính Vinagame như thế nào

 
Như vậy Tencent Trung Quốc với 2 mũi tiến công đang mở chiến dịch thôn tính và theo doãi toàn bộ người dùng Internet Việt Nam.
 
* Thôn tính thông qua Vinagame Zing : 1 mặt thông qua việc sở hữu hơn 70% cổ phần của Vinagame, Tencent thực chất là người kiểm soát toàn bộ hoạt động của  Vinagame và Zing đồng thời thông qua dông nghĩa của người Việt và sản phẩm Việt thôn tính và theo doãi người dùng. Hiện Tencent Trung Quốc cũng đang ráo riết dùng Zing để quảng bá, thúc đẩy và thu hút người dùng Việt dùng Wechat để từ đó nắm toàn bộ thông tin người dùng Việt.
 
* Thôn tính thông qua ứng dụng mobile Wechat : 1 mặt thông qua việc quảng bá thông qua Zing, chiêu dụ người dùng Việt cài ứng dụng Wechat trên điện thoại để từ đó đánh cắp mọi dữ liệu, theo doãi mọi hoạt động từ đi lại (thông qua gps), giao tiếp (lịch sử cuộc gọi, nội dung tin nhắn), quan hệ (contacts), các web đã truy cập (thông qua trình duyệt), tất cả các loại username và password của các dịch vụ khác (khi người dùng sử dụng trình duyệt Zing browser hoặc QQ browser).
 
 
Tại Trung Quốc, Tencent có hơn 400 triệu người dùng thông qua các sản phẩm Wechat,QQchat, lãi ròng năm 2011 là 1.7 tỷ USD. Với tiềm lực về công nghệ và và tài chính hùng mạnh như trên, Tencent đang có kế hoạch mạnh mẽ trong việc đầu tư và thôn tính toàn bộ người dùng internet và mobile tại Việt Nam.
 

Zing đã bỏ ra hơn 200 triệu USD để mua cổ phần chi phối tại Zing Vinagame.

 
Hiện đầu tư rất nhiều tiền để quảng bá, quảng cáo Wechat để chiêu dụ người dùng Viet Nam sử dụng để từ đó đánh cắp, theo doãi và kiểm soát mọi hoạt động của người dùng Việt thông qua điện thoại của họ.
 
Việt Nam hiện có hơn 30 triệu người dùng Internet, Tencent hiện đã kiểm soát hơn phân nửa số người dung này, với việc phổ biến của điện thoại Android giá rẻ, tốc độ phổ biến của smartphone sẽ rất nhanh.
 
Đến thời điểm đó, với sức mạnh công nghệ, tiềm lực tài chính, kiểm soát user internet, Việt Nam sẽ khó có thể có một doanh nghiệp công nghệ thông tin nào có thể lớn lên và cạnh trông lại được.
 
Tại Trung Quốc Tencent nổi tiếng giết chết các start up từ trong trứng nước, bất kỳ sản phẩm nào mới launching ra, nếu phản hồi thị trường tốt, Tencent lập tức copy mô hình, với tiềm lực về công nghệ, tài chính và user thì Tencent luôn thắng, mọi start up luôn tiêu và không có cơ hội lớn.
 
Những thông tin này người dùng này rồi đây không biết sẽ được doanh nghiệp trung quốc sử dụng thể nào trong việc thao túng thị trường Việt Nam, sản phẩm của Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam rồi đây chắc chắn sẽ rất khó khăn trong việc cạnh trông với doanh nghiệp Trung Quốc.
 
Zing, Wechat là sản phẩm và doanh nghiệp của Tencent Trung Quốc, do Trung Quốc kiểm soát, việc kiểm soát user này nguy hiểm cho người Việt hơn nhiều so với sản phẩm của Baidu, không biết có phải vì Tencent Wechat tiền nhiều và thế lực nhiều có thể dọn dẹp và bịt miệng hết các admin diễn đàn, các mắt báo hay sao mà trước giờ chúng tôi chỉ thấy ném đá tẩy chay Baidu mà không ai thấy mối nguy thực sự của người Việt đến từ Tencent, Zing, Wechat.
 

Vết trượt của ông Cao Toàn Mỹ - Người sáng lập Vinagame

Ông Cao Toàn Mỹ, người có liên quan trong vụ việc xét xử hoa hậu Trương Hồ Phương Nga, được biết đến là một doanh nhân trẻ đã từng có được thành công nhất định trong lĩnh vực công nghệ.

Ông Mỹ hiện giữ vị trí Tổng giám đốc của CTCP Mạng tin học ảo Vina – Vina Cyber. Công ty này có vốn điều lệ 10 tỷ đồng, do ông Mỹ sở hữu 95,25% vốn.

Tuy nhiên, ông Mỹ được biết đến nhiều hơn với vai trò là 1 trong 4 cổ đông sáng lập của Vinagame – nay là CTCP VNG, công ty game online lớn nhất Việt Nam đồng thời là chủ sở hữu của ứng dụng nhắn tin Zalo

Năm 2009. Phương Nga và ông Cao Toàn Mỹ quen biết nhau qua mạng xã hội Facebook.


Năm 2012, Nga nói với ông Mỹ rằng mình có thể mua nhà giá rẻ nên nói ông Mỹ đưa tiền Nga mua giúp. (Cao Toàn Mỹ là doanh nhân, từng kinh doanh bất động sản còn Phương Nga mới về Việt Nam được vài năm).


Sau nhiều lần giao dịch không thành công với nhiều lần chuyển tiền của ông Mỹ, đến tháng 11/2013, Nga viết giấy xác nhận đã nhận của ông Mỹ 16.5 tỉ đồng (Việc chuyển và nhận tiền từ ông Mỹ được cả hai xác nhận là có thật. Tuy nhiên mục đích của việc chuyển và nhận tiền đó theo lời khai của hai bên là khác nhau. Ông Mỹ cho rằng đầy là tiền chuyển để nhờ Nga mua nhà, còn Nga nói rằng đây là tiền ông Mỹ cho Nga trong quá trình quan hệ tình cảm).

Ngày 1/4/2014, Mỹ tố Nga mượn tiền mở Spa như không trả. (Bản chất đây là một quan hệ dân sự và tranh chấp là một tranh chấp dân sự)

 

Tháng 9/2014, Cao Toàn Mỹ thay đổi nội dung tố cáo là Nga nhận tiền từ Cao Toàn Mỹ để đi mua nhà. Thời điểm nộp đơn tố cáo Mỹ chưa có chứng cứ chứng minh Nga dùng tiền để đi mua nhà.

 

Ngày 03/3/2015, Cao Toàn Mỹ mới chính thức cung cấp 5 giấy tờ liên quan đến việc giả tạo, hồ sơ khống về mua nhà.

 

Ngày 19/2/2015, Phương Nga bị bắt. Sau đó Nguyễn Đức Thùy Dung, là bạn của Nga cũng bị bắt vì tình nghi là đồng phạm.

 

Ngày 21/9/2016, Tòa án nhân dân TP HCM đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Trong quá trình xét xử, Phương Nga khai rằng số tiền 16.5 tỉ đồng ông Mỹ chuyển cho Nga là do “hợp đồng tình cảm” giữa hai bên thỏa thuận chứ Nga không hề lừa đảo. Ông Mỹ thì phủ nhận sự tồn tại của thỏa thuận này.

 

Sau những khai báo của Phương Nga, HĐXX quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung để xác định xem có hay không bản hợp đồng tình ái giữa Nga và ông Mỹ.

 

Ngày 22/6/2017, vụ án được đưa ra xét xử lần 2.

 

Tại phiên Tòa lần này, Nga liên tục tố mình bị ép cung, bị các cán bộ điều tra gây áp lực.

 

Bị cáo Thùy Dung cũng phủ nhận hoàn toàn lời khai trong hồ sơ điều tra vì bị các cán bộ điều tra gây sức ép. Thùy Dung cũng thừa nhận số tiền ông Mỹ chuyển cho Nga là số tiền thực hiện hợp đồng tình ái.

 

Trong quá trình xét xử, Nga và Dung liên tục phủ nhận mình phạm tội lừa đảo. Nga khai rằng, khi ông Mỹ đòi tiền lần đầu Nga không trả, sau đó có một người phụ nữ tên Phương nói rằng nếu Nga không trả số tiền đó thì ông Mỹ sẽ tố cáo Nga “Tội mại dâm”. Vì lo sợ nên Nga mới tạo lập hồ sơ khống về việc mua nhà để ôm trọn số tiền 16.5 tỉ êm đẹp. Việc tạo lập hồ sơ mua nhà khống này là do sự “tham mưu” của Nguyễn Mai Phương. (theo lời cáo buộc của Nga).

 

Phiên toàn lần này, Lữ Minh Nghĩa (bạn trai Nguyễn Đức Thùy Dung) đã đến đối chất và với nhiều lời khai và bằng chứng mới. Trong đó có 5 bức thư bằng nilon Thùy Dung gửi ra cho Nghĩa thông qua cán bộ quản giáo. Theo lời Dung và Nghĩa thì Dung đã gửi thư ra ngoài 10 lần, Nghĩa giữ 05 lá thư và Mai Phương giữ 05 lá thư.

 

Ngày 26/6/2017, Tòa kí lệnh triệu tập bà Nguyễn Mai Phương. Ngồi trong phòng cách ly, bà Mai Phương phủ nhận toàn bộ lời khai của các bị cáo và Lữ Minh Nghĩa.

 

Bà Nguyễn Mai Phương bị tố gạ chạy án cho Phương Nga với mẹ của Phương Nga nhưng mẹ Phương Nga không đồng ý vì sợ đi tù, bà đi tù thì không ai cứu con bà nữa. (Theo lời bà Hồ Mai Phương – Mẹ của Nga). Tuy nhiên bà Nguyễn Mai Phương đã phủ nhận toàn bộ sự việc này.

 

Đến chiều ngày 29/6/2017, sau nhiều chứng cứ mới và nhiều tình tiết mới, HĐXX quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung các tình tiết mới của vụ án. Và quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với Nga và Dung, từ tạm giam chuyển thành biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.

 

Gửi bình luận của bạn
Captcha
Tin liên quan