Cách dò tần số micro không dây loa kéo

Cách dò tần số micro không dây loa kéo được thực hiện như thế nào? Những tần số nào được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Thiết bị micro không dây mang đến sự tiện lợi nhiều hơn cho người sử dụng và gần như thay thế hoàn toàn cho những sản phẩm micro có dây truyền thống. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dò tần số micro không dây loa kéo hay các đầu thu thông thường. Hiểu được điều đó, microkhongday.vn xin chia sẻ một vài kinh nghiệm với bạn đọc trong nội dung chi tiết sau.

Tại sao cần dò tần số cho micro?

Dò tần số cho micro để thiết bị hoạt động bình thường, ổn định chất lượng âm thanh

Micro không  dây là đầu phát, loa kéo chính là thiết bị đầu thu, chúng cần được dò tìm đúng tần số với nhau mới có thể đảm bảo được khả năng hoạt động bình thường. Khi một trong hai thiết bị trên bị điều chỉnh ở mức tần số sai khác đi, sẽ dẫn tới tình trạng micro không bắt được sóng và gây tắt tiếng, ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng. Để tiếp tục hoạt động, người dùng cần kiểm tra nguyên nhân chủ yếu phát sinh từ thiết bị nào để có thể nhanh chóng khắc phục.

Đọc thêm: Cách kết nối micro bluetooth với tivi Sony

Cách dò tần số micro không dây loa kéo

Tần số của micro và thiết bị loa kéo rất dễ lệch nhau do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là ở những thiết bị kém chất lượng hoặc thường xuyên sử dụng, di chuyển làm va chạm đến các nút điều chỉnh. Tuy nhiên, việc dò tần số đúng như ban đầu thường khá dễ dàng và ai cũng có thể tự thực hiện thông qua một số hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Trước hết, người sử dụng cần tìm trên micro và xác định đúng vị trí mắt micro hay còn gọi là bộ phận chính giúp bắt được tần số từ loa. Thông thường, bộ phận này có hình dạng bóng đèn nhỏ, rất dễ nhận biết.
  • Bước 2: Nhấn giữ nút “set” tại vị trí đầu thu micro hay còn gọi là loa kéo trong 3 giây để khởi động dò tần số và hướng micro vào phần hiển thị tần số cũng như thông tin pin của micro trực tiếp vào mắt thần.
  • Bước 3: Chờ thêm khoảng vài giây tiếp theo để thiết bị tiến hành quá trình quét dò tần số cho đến khi mắt thần phát tín hiệu bằng cách nhấp nháy. Như vậy bạn đã hoàn tất được cách dò tần số micro không dây loa kéo và có thể sử dụng thiết bị bình thường đồng thời giúp âm thanh rõ mượt, vang xa và chất lượng hơn.

2 loại tần số phổ biến sử dụng trong micro không dây

Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm micro không dây được sử dụng chủ yếu 2 loại tần số là UHF và VHF, cụ thể, đặc điểm riêng của mỗi loại tần số như sau:

Tần số VHF

2 loại tần số phổ biến nhất hiện nay là VHF và UHF

Tần số VHF có tính phổ biến cao và được ứng dụng cho hầu hết các thiết bị micro không dây trên thị trường. Nhiều sản phẩm điện thoại hay thiết bị radio cũng được tận dụng công nghệ này để mang đến những tính năng cần thiết. Tuy nhiên, khả năng bắt sóng tần số thường chỉ giới hạn trong phạm vi 40 mét và khung tần số kéo dài từ 50Mhz đến 216 Mhz. Đổi lại, thiết bị phù hợp với những không gian nhỏ và góp phần giúp thiết bị có mức giá thành tốt, thích hợp với đa số người sử dụng.

Đọc thêm: Hướng dẫn cách kết nối micro bluetooth với tivi LG

Tần số UHF

Tần số UHF được xem là công nghệ tần số hiện đại được sử dụng phổ biến hiện nay và dần thay thế vị trí của tần số VHF. Nó thích hợp được sử dụng cho những thiết bị micro dùng trong hội trường hoặc những không gian lớn mà vẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu tốt. Ưu điểm chính của tần số UHF nằm ở dải tần đa dạng, và không làm gián đoạn quá trình sử dụng. Cũng nhờ vào đặc tính đó, các thiết bị âm thanh chuyên nghiệp hầu hết đều có tần số UHF thay vì VHF.

Nói chung, hy vọng với những thông tin microkhongday.vn vừa chia sẻ giúp bạn đọc nắm bắt được cách dò tần số micro không dây loa kéo dễ dàng hơn.

Gửi bình luận của bạn
Captcha
Tin liên quan