Tại sao Tiêu chuẩn Châu Âu (CE certificate) là thước đo cao nhất về sự tin cậy cho Micro Không Dây hiện nay

CE được viết tắt từ cụm từ “Conformité Européenne” có tên gọi đầy đủ là CE Marking. Chứng nhận CE Marking cho biết sản phẩm tuân theo pháp luật của Liên minh Châu Âu (EU). Việc gắn dấu CE lên sản phẩm, nhà sản xuất tuyên bố dựa trên trách nhiệm của họ rằng Micro Không Dây đó đáp ứng mọi yêu cầu về mặt pháp lý để có được tiêu chuẩn CE Marking. Chứng nhận CE cũng được coi như “hộ chiếu thương mại” để sản phẩm vào thị trường khó tính nhất thế giới là Châu Âu - EU

 
Micro-khong-day
 
 
- Dấu “CE Marking” trên sản phẩm bảo đảm sự lưu thông tự do và là “Giấy thông hành” để tiếp cận toàn bộ thị trường EU và thị trường EFTA (European Free Trade Association) 
 
- Khẳng định độ an toàn, chất lượng sản phẩm với người tiêu dùng
 
- Dấu CE được coi như “Biểu tượng của chất lượng sản phẩm” giúp nâng cao thương hiệu, chất lượng, tính cạnh tranh của sản phẩm. Mở rộng tầm hiểu biết về Thiết kế phát triển sản phẩm, nền tảng của công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu của thị trường trên toàn thế giới.
 
Micro-khong-day
 
 
  Dấu CE chứng tỏ sự cam kết của nhà chế tạo rằng sản phẩm của họ đáp ứng các yêu cầu của các luật định của hội đồng Châu Âu. Chữ CE tiếng Pháp là Comformance de Europe. Theo Luật định của cộng đồng Châu Âu hầu hết các sản phẩm điện-điện tử đều phải mang dấu chứng chỉ CE mới được lưu thông trên thị trường Châu Âu. Ý nghĩa của dấu CE là sản phẩm đáp ứng các yêu cầu thiết yếu (các yêu cầu tối thiểu) mà luật định của Châu Âu quy định. Các yêu cầu thiết yếu đó đối với sản phẩm điện-điện tử là các yêu cầu về an toàn và có thể là các yêu cầu về tương thích điện từ trường. Thông thường các sản phẩm điện và điện tử phải chịu điều chỉnh bởi hai chỉ định: chỉ định đối với thiết bị hạ áp và chỉ định đối với tương thích điện từ trường.
 
  Để đạt được chứng chỉ CE, các sản phẩm kỹ thuật cao như Micro không dây muốn thâm nhập thị trường EU và các nước phát triển khác phải trải qua hàng loạt các kiểm tra chặt chẽ nhằm đánh giá và đảm bảo sản phẩm này hợp chuẩn với các quy định của Châu Âu. Theo đó, các tiêu chuẩn CE sẽ test 2 phần CE- EMC (Tương thích điện từ) và CE- RF (Độ phát xạ của phần thu phát không dây) đối với các sản phẩm điện, điện tử. Tiêu chuẩn CE này sẽ được đo theo 2 bộ tiêu chuẩn: C-TICK (AS\NZS CISPR22) và C-TICK(AS\NZS 4268). Ngoài ra, các sản phẩm điện, điện tử cũng phải đạt tiêu chuẩn Safety được đo theo bộ tiêu chuẩn: AS/NZS 60669.2.1. Đây chính là ba bộ tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng tương thích nhiều thị trường nước ngoài như: Newzealand, Australia và 28 quốc gia thành viên EU.
 
Micro-khong-day
 
  Chứng nhận CE là điều bắt buộc đối với một nhóm hàng hóa và được đây được coi như tấm hộ chiếu thương mại đi vào thị trường Châu Âu (và cả một số quốc gia khác ngoài Châu Âu như Mỹ, Malaysia, Úc, Iran…). Nếu sản phẩm không có chứng nhận CE thì hàng hóa đó sẽ bị Hải quan nước nhập khẩu thu giữ và cấm không cho phép hàng hóa được lưu thông vào nước của họ.
 
Micro-khong-day
 
 
  Sản phẩm nào được in dấu CE thì đồng nghĩa với việc công bố sản phẩm đó thỏa những yêu cầu của tiêu chuẩn châu âu, và được chấp nhận tại hầu hết tất cả các nước trên thế giới.
 
  Có một điều mà ít ai biết, đó là ở Châu Âu các nhà sản xuất , họ có thể tự công bố đạt tiêu chuẩn ce nếu tự tin kiểm tra rằng đã tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn châu Âu đề ra về sản phẩm do họ sản xuất. Tuy nhiên nếu sản phẩm này không đúng như trong tuyên bố thì loại mặt hàng này sẽ bị cấm bán vĩnh viễn trên thị trường EU . Cùng với đó là nhà sản xuất phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc bồi thường các ảnh hưởng do sản phẩm không đạt chuẩn của họ gây ra.
 
  Vì vậy thường là những công ty tầm cỡ có phòng thí nghiệm riêng đạt tiêu chuẩn quốc tế mới dám tự công bố điều này, còn đối với những công ty vừa và nhỏ thường sẽ nhờ tới một tổ chức có chức năng chứng nhận đánh giá như TUV, SGS… giúp họ kiểm tra và đánh giá sản phẩm trước khi công bố ra thị trường . Khi đó tổ chức được lựa chọn đánh giá sẽ là người chịu trách nhiệm nếu sản phẩm họ đánh giá không đạt yêu cầu.
 
Micro-khong-day
 
 
  Các công ty nằm ngoài châu Âu sẽ không được tự công bố. Nên việc nhờ tới các tổ chức đánh giá công bố tiêu chuẩn cho mình là việc bắt buộc. Có một điều các bạn cần chú ý đó là tổ chức đánh giá đó phải có văn phòng ở Châu Âu thì giấy chứng nhận của họ cấp mới có hiệu lực.
 
  Khi tổ chức đánh giá kiểm tra sản phẩm đã phù hợp với các yêu cầu tiêu chuẩn CE thì nhà sản xuất sẽ được họ cấp cho giấy chứng nhận CE, lúc đó phía nhà nhà xuất mới có thể gắn dấu CE trên sản phẩm của mình và sản phẩm đó mới có thể được lưu thông vào thị trường Châu Âu.
 
Micro-khong-day
 
  Một sản phẩm được gắn mác tiêu chuẩn CE điều đó đã nói lên rằng sản phẩm này đạt độ an toàn tốt cho người sử dụng theo tiêu chuẩn của Châu Âu công bố. Tuy nhiên, khi sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn CE, các khâu đều được kiểm tra ,kiểm soát chặt chẽ, mọi thứ sẽ trở nên bài bản và có quy định rõ ràng cụ thể . Điều này đã vô hình chung giúp tránh đi các sai sót không đáng có , nên sản phẩm làm theo mô hình này sẽ có chất lượng hơn và mẫu mã cũng sẽ đẹp hơn.
 
Micro-khong-day
 
  Khi chúng ta mua sản phẩm, hàng hóa bạn hãy nhìn ở khu vực in thông tin sản phẩm, sẽ thấy biểu tượng gồm 2 chữ CE được in trên đó.
 
  Vì vậy để đảm bảo chất lượng cũng như độ an toàn khách hàng nên lựa chọn các loại sản phẩm có gắn dấu CE Marking để sử dụng. Bằng việc gắn dấu CE Marking, nhà sản xuất đã cam kết mức độ an toàn và chất lượng của mặt hàng đối với con người.
 
 
microkhongday.vn
 
 
 
Gửi bình luận của bạn
Captcha
Tin liên quan