Thế nào là tiêu chuẩn thiết kế âm thanh?
Công nghệ ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu ngày một cao hơn của người tiêu dùng. Một hệ thống âm thanh âm trần mang lại một cảnh quan hiện đại cho quán cafe, hội trường hay văn phòng của bạn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng âm thanh tốt nhất luôn là lựa chọn hàng đầu hiện nay. Vậy làm thế nào để lựa chọn một hệ thống tối ưu như vậy. Hãy cùng microkhongday.vn tìm hiểu về tiêu chuẩn thiết kế âm thanh công cộng qua bài viết dưới đây để có được sự lựa chọn cho chính bạn.
Tiêu chuẩn thiết kế âm thanh công cộng
- Tín hiệu cân bằng: giúp loại bỏ nhiễu bên ngoài, giảm lượng nhiễu trên khoảng cách dây, cho phép chạy dây cáp nhiều hơn.
- BGM (nhạc nền): Chương trình hoặc nguồn nhạc được phát ở mức âm thấp hơn một cuộc trò chuyện, thông thường BGM không vượt quá 65dB và được sử dụng ở các nhà hàng, quán café hay các cửa hàng bán lẻ…
- Tín hiệu phát đi từ bộ điều khiển trung tâm thông qua hệ thống cáp và truyền đến từng khu vực loa.
- Tất cả các loa trong một khu vực được đấu song song và định nghĩa thành một vùng để âm thanh phát ra chuẩn nhất, không bị trễ.
- Các bộ tăng âm nhằm thông báo đến từng khu vực cụ thể mà không ảnh hưởng đến các khu vực không cần thiết.
Xem thêm: Mua Micro không dây chất lượng tốt
Mua Micro Shure USA nhập khẩu chính hãng từ Mỹ
Định nghĩa hệ thống âm thanh công cộng
- Hệ thống âm thanh công cộng được sử dụng để phát đi thông điệp tới người nghe như một tin tức, thông báo nội bộ hoặc trong các trường hợp khẩn để sơ tán khỏi khu vực nguy hiểm trong các sự cố hỏa hoạn, động đất,…
- Hệ thống âm thanh công cộng được sử dụng rộng rãi từ các công trình quy mô nhỏ như các shop kinh doanh, quán café, cửa hàng tiện lợi cho đến những công trình quy mô lớn như bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí, khách sạn, trung tâm thương mại, chung cư…
- Ngoài chức năng truyền tải thông tin, hệ thống âm thanh công cộng còn được sử dụng để phát nhạc, mang lại cảm giác thư giãn, sang trọng.
Hệ thống âm thanh âm trần tại quán café
Nguyên lý hoạt động của dàn âm thanh công cộng
- Sau khi truyền tải thông điệp qua hệ thống cáp tín hiệu, âm thanh sẽ truyền tới từng khu vực loa riêng biệt hoặc toàn bộ các khu vực tùy theo thiết kế của hệ thống.
- Tất cả loa trong một khu vực được đấu song song và kéo về bộ phận trung tâm.
- Bộ phận trung tâm được tích hợp tính năng chọn vùng loa cần phát, ngoài ra còn có thể kết nối với thiết bị ngoại vi như đầu DVD, đầu phát nhạc nền, các micro thông báo…hoặc thiết bị của hệ thống báo cháy.
Cách đấu nối trong hệ thống
Thiết bị của dàn âm thanh công cộng
- Trung tâm điều khiển và chọn vùng: Trong trường hợp bạn kết nối với 16 vùng loa thông báo, sẽ có thể mở rộng lên đến 32 vùng loa.
lên đến 4 bàn gọi chọn vùng.
- Bộ khuếch đại tín hiệu: dùng để bổ sung công suất (480/360/240/120W) cho hệ thống có công suất lớn.
- Bộ phát tín hiệu thông báo khẩn: Phát tín hiệu thông báo khẩn cấp khi có hỏa hoạn hoặc những tin khẩn đến các khu vực của hệ thống
- Bộ giám sát ngõ ra Amplifier: giám sát tối đa 8 Amplifier cho một bộ
- Micro thông báo khẩn: Sử dụng trong trường hợp hỏa hoạn, thiên tai cần di tản khẩn cấp hoặc những tin khẩn đến các khu vực của hệ thống.
- Micro chọn vùng: Dùng để thực hiện tin thông báo đến các khu vực của hệ thống
- Loa gắn tường: Dùng phát nhạc nền và các tin thông báo đến các khu vực trong hệ thống. Thông thường loa gắn tường sẽ được lắp đặt ở vị trí dọc hành lang, khu vực dân cư đông đúc như văn phòng, bệnh viện, trung tâm thương mại....
- Loa âm trần: Được lắp dọc theo hành lang, khu vực văn phòng, hành lang,.... tại nơi lắp đặt hệ thống âm thanh công cộng. Dùng phát nhạc nền và các tin thông báo đến các khu vực trong hệ thống.
- Loa nén: Sử tại các khu vực có tiếng ồn cao như nhà xưởng, khu vực công cộng, bãi xe.
Mô phỏng hệ thống âm thanh cho trung tâm thương mại
Những lưu ý khi thiết kế hệ thống âm thanh
- Không gian thực tế cần lắp đặt: Đóng vai trò quan trọng nhất trong việc lựa chọn hệ thống âm thanh phù hợp nhất. Nếu không gian của bạn không có trần thạch cao thì các mẫu loa hộp, loa treo tường là lựa chọn phù hợp. Nếu bạn có sử dụng trần thạch cao thì các dòng loa âm trần là lựa chọn tối ưu, vừa sang trọng, vừa hiện đại.
- Công suất của loa: Dựa vào không gian của phòng hoặc khu vực cần lắp đặt mà lựa chọn dòng loa với công suất phù hợp. Tránh việc loa quá to hoặc quá nhỏ so với diện tích sử dụng để mang lại chất lượng âm thanh tốt nhất.
- Mức đầu tư: Phụ thuộc vào nhu cầu và sự đầu tư của bạn mà có thể lựa chọn các hệ thống âm thanh có cấu hình, thiết kế và chất lượng khác nhau. Điều này mang vừa mang lại lợi ích kinh tế vừa không lãng phí công năng sử dụng của hệ thống âm thanh bạn lắp đặt.
Xem thêm: Nhạc Blues là gì? Nguồn gốc, lịch sử phát triển của dòng nhạc Blues
Nhạc đồng quê là gì? Lịch sử hình thành, điểm đặc trưng của nó
Qua bài viết trên chúng tôi hy vọng đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin cần thiết về tiêu chuẩn thiết kế âm thanh, từ đó bạn có thể có những lựa chọn phù hợp nhất cho mình nhé.
- Micro bị rè phải làm sao để khắc phục nhanh chóng tại nhà?
- Hướng dẫn cách kết nối micro bluetooth với tivi Samsung
- Tìm hiểu nhạc kịch là gì? Phân biệt nhạc kịch và opera
- Thế nào là tiêu chuẩn giọng hát hay? Cách luyện tập để có được giọng ca tuyệt vời
- Opera là gì? Lịch sử hình thành và phát triển của opera từ trước tới nay
- Nhạc thính phòng là gì? Nguồn gốc và sự hình thành của nhạc thính phòng