Tiểu sử ca sĩ Khánh Ly: Cuộc đời, sự nghiệp âm nhạc

Khánh Ly là một trong số các ca sĩ tiêu biểu nhất của tân nhạc Việt Nam. Bắt đầu sự nghiệp ca hát từ năm 1960, ca sĩ Khánh Ly nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp của mình. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây do Microkhongday.vn chia sẻ để hiểu rõ hơn về tiểu sử ca sĩ Khánh Ly nhé.

 

Tiểu sử ca sĩ Khánh Ly:

Ca sĩ Khánh Ly tên khai sinh là Nguyễn Thị Lệ Mai, sinh ngày 6 tháng 3 năm 1945, quê quán tại Hà Nội. Năm 1954, Lệ Mai theo mẹ di cư vào miền Nam. Tài năng âm nhạc của cô đã bộc lộ ra từ năm 9 tuổi khi cô tham gia một cuộc thi hát với bài Thơ Ngây của nhạc sĩ Anh Việt. 

Sau đó năm 11 tuổi, Khánh Ly lặn lội đường xa một mình đi từ Đà Lạt về Sài Gòn để tham dự cuộc thi tuyển lựa ca sĩ nhi đồng do đài Pháp Á tổ chức tại rạp Norodom. Nữ ca sĩ chọn bài hát Ngày Trở Về của nhạc sĩ Phạm Duy và giành được giải nhì.

Năm 1962, sau khi đã trở thành cô thiếu nữ xinh đẹp, Khánh Ly bắt đầu bước chân vào sự nghiệp ca hát. Đầu tiên cô hát cho phòng trà Anh Vũ trên đường Bùi Viện, TP HCM. Tuy nhiên chỉ được một thời gian, sau đó cô chuyển lên sinh sống tại Đà Lạt và hát cho các phòng trà ở đó. 

Năm 1964, Khánh Ly lần đầu gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhìn thấy được tài năng trong con người cô, ông mời cô về Sài Gòn biểu diễn. Thế nhưng, vì lúc đó cô không muốn rời Đà Lạt nên Khánh Ly đã từ chối lời đề nghị của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đến năm 1967, cô tình cờ gặp lại Trịnh Công Sơn tại Sài Gòn, kể từ khi đó hai người đã trở thành một hiện tượng mới mẻ giúp nền tân nhạc Việt Nam trở nên có sức sống hơn.

Sau khi thực hiện các buổi trình diễn ngoài trời không công cho các trường Đại học ở miền Nam Việt Nam, Khánh Ly được mọi người gọi yêu bằng cái biệt danh "Nữ Hoàng Chân Đất". Cái tên này xuất phát từ những kỷ niệm theo Trịnh Công Sơn đi hát, khi lần đầu tiên cô tập tễnh bước lên sân khấu, xuất hiện trước một đám đông hơn ngàn người, khiến cô không giữ được bình tĩnh, phải vịn vào vai Trịnh Công Sơn. Sau đó vì run quá, cô cởi bỏ đôi giày cao gót và đứng chân đất. 

 

Tiểu sử ca sĩ Khánh Ly

 

Trong suốt từ năm 1967 đến 1975, Khánh Ly liên tục thâu âm nhiều bài hát và hợp tác với các hãng đĩa tại Sài Gòn như hãng dĩa Việt Nam, Sóng Nhạc, Tình Ca Quê Hương, Dư Âm, Nhạc Ngày Xanh, Continental... Năm 1968, Khánh Ly khai trương Hội Quán Cây Tre ở địa chỉ số 2bis đường Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao, Sài Gòn. Từ đó trở đi, nơi đây biến thành địa chỉ tụ họp của các văn nghệ sĩ và sinh viên học sinh yêu văn nghệ ghé thăm mỗi đêm.

Sau năm 1975, ca sĩ Khánh Ly rời khỏi Việt Nam và định cư tại Cerritos, California, Hoa Kỳ. Năm 1979, cô được Columbia Nippon mời sang Nhật để thâu băng nhạc của Trịnh Công Sơn. Tiếp đến năm 1982, đài Bunka Honso Radio mời Khánh Ly tham gia Liên hoan Âm nhạc Châu Á với nhiều nghệ sĩ nhiều nước châu Á. 

Năm 1985, Khánh Ly và chồng - nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan, mở hãng thu riêng lấy tên là Khánh Ly Productions. Năm 1987, Khánh Ly trở lại Nhật để thâu băng cho phim Thuyền Nhân. Năm 1988, nữ ca sĩ Khánh Ly được mời đến Vatican trong lễ tưởng niệm những tín hữu Việt Nam tử vì đạo. 

Đặc biệt năm 1996, Khánh Ly vinh hạnh được Đài truyền hình NHK của Nhật Bản bình chọn là một trong top 10 nhân vật nổi tiếng để làm phim tư liệu về cuộc đời và gia đình. Cho đến nay, Khánh Ly vẫn tiếp tục sự nghiệp ca hát của mình và đang là một diva trụ cột của Trung tâm Thúy Nga.

 

Xem thêm: Đen Vâu - chàng Rapper đình đám mới nổi của làng nhạc Việt 

 

Ca sĩ Khánh Ly vẫn đang nhận được nhiều mến mộ khi hoạt động ở Trung tâm Thúy Nga

 

Tổng hợp các bài hát của ca sĩ Khánh Ly:

→ Giai đoạn 1962 - 1975: Hát cho quê hương Việt Nam 1 & 2 & 3 & 4, Nhạc Tuyển 1, Băng nhạc Tình ca 1, Tứ quý, Như cánh vạc bay.

→ Sau 1975: Khi tôi về, Như cánh vạc bay, Giáng Sinh-Quê hương còn đó nỗi buồn, Hát cho quê hương Việt Nam 6, Hát cho những người ở lại, Tình ca mùa hạ, Người di tản buồn.

→ Thập niên 1980: Lời buồn thánh, Đừng yêu tôi, Giọt lệ cho ngàn sau, Bông hồng cho người ngã ngựa, Tủi nhục ca, Tắm mát ngọn sông đào, Ướt mi, Bản tango cuối cùng, Trong tay anh đêm nay, Dạ vũ Valse, Lá đổ muôn chiều, Bài tango cho em,  Khối tình Trương Chi, Biển nhớ, Bông bưởi chiều xưa, Hạ trắng, Niệm khúc cuối, Thương một người, Tango tango, Tình không biên giới, Ai trở về xứ Việt, Bên ni bên nớ, Như cánh vạc bay, Đêm hạ hồng, Boston buồn, Tango điên, Kinh khổ, Mưa hồng, Đêm hạnh ngộ, Niệm khúc hoa vàng, Xóa tên người tình.

→ Thập niên 1990: Tình nhớ, Tình hờ, Vũng lầy của chúng ta, Tưởng rằng đã quên, Lệ đá, Ca dao mẹ, Bên đời hiu quạnh, Một cõi đi về, Dốc mơ, Tôi ơi đừng tuyệt vọng, Để lại cho em, Em còn nhớ hay em đã quên, Ừ thôi em về, Đời vẫn hát, Ca khúc da vàng, Hiên cúc vàng, Nguyệt ca.

→ Thập niên 2000: Đời cho ta thế, Tình thu trên cao, Một sớm mai về, Nếu có yêu tôi, Mưa trên cây hoàng lan, Còn tuổi nào cho em, Ca khúc da vàng Volume 4, Tango Go Tango, Như một vết thương.

→ Thập niên 2010: Nụ cười trăm năm, Chưa phai, Thánh ca dâng Mẹ, Bên đời hiu quạnh, Hạ trắng, Chủ Nhật buồn, Hạ trắng, Tình nhớ.

 

Xem thêm: Micro không dây chính hãng

Micro Shure USA chất lượng

 

Sự nghiệp ca hát của ca sĩ Khánh Ly rất đồ sộ và để lại dấu ấn đặc biệt trong lòng khán giả

 

Hy vọng bài viết trên đây từ microkhongday.vn sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích về tiểu sử ca sĩ Khánh Ly, cuộc đời và sự nghiệp từ những ngày đầu bước chân vào con đường âm nhạc. 

 

 
bình luận ( 1 )
Gửi bình luận của bạn
Captcha
Tin liên quan